Viêm nang lông bạch cầu ái toan là một bệnh da liễu rối loạn không đồng nhất bao gồm các nhóm bệnh lâm sàng bao gồm bệnh Ofuji, bệnh liên quan đến HIV, bệnh nhi, ung thư và liên quan đến thuốc. Tất cả đều có bề ngoài giống nhau về mặt mô học. Vậy viêm nang lông bạch cầu ái toan có nguy hiểm không? Hãy cùng dalieuhanoi.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm nang lông bạch cầu ái toan là gì?
Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan (EF) là một loại viêm nang lông hiếm gặp (nhiễm trùng nang lông). Nó gây phát ban ngứa và vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân. EF cũng gây ra mụn đỏ ngứa trong và xung quanh nang lông. EF đôi khi được gọi là bệnh Ofuji. Đây là tên một trong những bác sĩ đầu tiên mô tả tình trạng bệnh.
Sau đó, họ đặt tên cho tình trạng da là viêm nang lông bạch cầu ái toan sau khi gặp thêm các trường hợp khác. Các nhà nghiên thông qua sinh thiết da của chứng rối loạn này tìm thấy bạch cầu ái toan xung quanh các nang lông. Đây là một loại tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật có trong nang lông của những người bị ảnh hưởng.
Có năm loại EF đã biết. Nhưng các nghiên cứu xem xét số lượng người bị ảnh hưởng bởi EF là rất hiếm. EF liên quan đến ức chế miễn dịch là một trong những loại phổ biến hơn, ảnh hưởng đến nhiều nam giới hơn. Nó thường thấy ở những người bị nhiễm HIV, một số loại ung thư và những người đã được cấy ghép tủy xương hoặc cấy ghép tim.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Có một số biến thể của viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan. Tất cả chúng đều có biểu hiện sẩn ngứa hoặc mụn mủ. Các biến thể bao gồm:
- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan Ofuji – điều này xảy ra phổ biến nhất ở Nhật Bản.
- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan liên quan đến nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan ở trẻ sơ sinh.
- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan do ung thư.
- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan do thuốc.
Nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông bạch cầu ái toan
Nguyên nhân của viêm nang lông bạch cầu ái toan chưa được xác định rõ. Suy giảm miễn dịch dường như dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.
Không có bằng chứng nào cho thấy nguyên nhân gây ra nhiễm trùng nang lông này do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã công nhận sự phát triển quá mức của Malassezia hoặc Demodex. Đây là loài ve nang lông có thể liên quan đến bệnh. Một giả thuyết khác cho rằng có sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch khiến bạch cầu ái toan tấn công chất nhờn do tế bào tuyến bã tạo ra.
Biểu hiện của viêm nang lông bạch cầu ái toan
Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan biểu hiện với các sẩn và mụn mủ hình tròn màu đỏ hoặc có mủ. Nó có thể giống như mụn trứng cá hoặc các dạng viêm nang lông khác. Các nốt sẩn chủ yếu xuất hiện trên mặt, da đầu, cổ và vùng ngực, lưng. Nó có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Ít phổ biến hơn, tổn thương nổi mề đay cũng có thể xuất hiện trên da. Đây là những mảng màu đỏ lớn hơn, có thể kích thích giống như mày đay. Lòng bàn tay và lòng bàn chân hiếm khi phát triển các nốt sẩn và mụn mủ tương tự. Nhưng trong những trường hợp như vậy, tình trạng này không được gọi là viêm nang lông. Vì không có nang ở những vùng này.
Các trường hợp có dấu hiệu tương tự có thể bị viêm da hoặc một bệnh ngoài da khác.
Chẩn đoán viêm nang lông bạch cầu ái toan
Sinh thiết da cho thấy bạch cầu ái toan dưới bề mặt da và xung quanh nang lông và tuyến bã. Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm máu cho thấy sự gia tăng nhẹ tế bào bạch cầu ái toan và immunoglobulin -E (IgE), và giảm mức IgG và IgA .
Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan thường là một đặc điểm của tình trạng suy giảm miễn dịch. Tình trạng này liên quan đến nhiễm HIV xuất hiện khi mức độ tế bào lympho CD4 giảm xuống dưới 300 tế bào/mm3. Mức độ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Các trường hợp viêm nang lông có mụn mủ tăng bạch cầu ái toan cũng đã được báo cáo sau khi cấy ghép tủy xương trước khi hệ thống miễn dịch trở lại hoạt động bình thường và ở một số người bị thiếu hụt miễn dịch di truyền.
Phương pháp điều trị viêm nang lông bạch cầu ái toan
Ở những bệnh nhân nhiễm HIV, viêm nang lông có mụn mủ tăng bạch cầu ái toan có khả năng cải thiện hoặc điều trị bằng HAART. Đây là công nghệ điều trị chống vi rút có hoạt tính cao. Vì số lượng tế bào CD4 tăng trên 250/mm3 .
Các phương pháp điều trị khác có thể hiệu quả bao gồm:
- Indomethacin và các thuốc chống viêm không steroid khác. Chúng được báo cáo có hiệu quả lên đến 70% các trường hợp viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan.
- Thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường bôi
- Liệu pháp ánh sáng
- Steroid tại chỗ
- Thuốc ức chế calcineurin
- Thuốc kháng histamin đường uống
- Colchicine
- Itraconazole
- Kem Permethrin
- Isotretinoin và acitretin….
Với mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ gợi ý những phác đồ điều trị phù hợp. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám khi thấy những dấu hiệu bất thường trên da. Tuyệt đối không tự ý điều trị để tránh bệnh tồi tệ hơn.
Như vậy có thể thấy đây là một tình trạng bệnh ngoài da không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm nang lông bạch cầu ái toan. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về bệnh lý này. Bên cạnh đó, bạn có thể cập nhật các thông tin về các bệnh ngoài da khác tại chuyên mục Khám bệnh da liễu.