Nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông khá đa dạng. Biết và hiểu rõ về các tác nhân này sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh da liễu này hiệu quả hơn. Trong bài viết hôm nay, phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về viêm nang lông và nguyên nhân gây bệnh. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông là một bệnh ngoài da do các nang lông bị viêm nhiễm. Bệnh thường ảnh hưởng đến một số bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như râu, cánh tay, lưng, mông và chân. Viêm nang lông ban đầu có thể trông giống như một vết sưng đỏ hoặc mụn nhọt. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, chúng có thể lây lan sang các vùng da khác của cơ thể.
Viêm lỗ chân lông có nguy hiểm không? Đây tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng để lại cảm giác ngứa ngáy, đau rát, khó chịu cho người bệnh. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây rụng lông và để lại sẹo.
Có hai dạng viêm nang lông chính là viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu. Viêm nang lông nông liên quan đến một phần bề mặt của nang. Viêm nang lông sâu thường nặng hơn và ảnh hưởng đến toàn bộ nang.
Có thể bạn quan tâm: Biểu hiện của viêm nang lông – nhận biết để điều trị đúng cách
2. Nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông
Tùy từng dạng, nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông cũng khác nhau. Dưới đây là các nguyên dân gây ra viêm nang lông ở từng dạng.
2.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông sâu
- Viêm nang lông vùng cằm (Sycosis barbae)
Nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông vùng cằm là do tình trạng cạo râu ở nam giới.
- Viêm nang lông vi khuẩn gram âm
Dạng này đôi khi xảy ra nếu bạn đang điều trị bằng thuốc kháng sinh lâu dài cho mụn trứng cá.
- Mụn nhọt và nhọt độc
Xảy ra khi vi khuẩn tụ cầu xâm nhập sâu vào các nang lông. Nó thường xuất hiện đột ngột dưới dạng một vết sưng màu hồng hoặc đỏ gây đau đớn. Vùng da xung quanh cũng có thể sưng tấy và đỏ.
Sau đó, vết sưng chứa nhiều mủ và phát triển lớn hơn và đau hơn trước đó. Các nhọt nhỏ thường không để lại sẹo, lành tính. Tuy nhiên, các nhọt lớn rất dễ để lại sẹo.
Tình trạng nhiễm trùng có thể nặng hơn do nhọt gây ra. Kết quả là, nó phát triển và lâu lành hơn và dễ gây sẹo.
- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan
Đây là loại viêm nang lông chủ yếu gặp ở những người nhiễm HIV. Đặc trưng bởi sẹo viêm tái phát, vết loét, chủ yếu ở mặt và đôi khi ở lưng hoặc cánh tay. Các vết loét rất dễ lây lan, ngứa vô cùng khó chịu. Làn da thường bị sẫm màu hơn bình thường do tăng sắc tố khi lành lại.
Nguyên nhân của viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan vẫn chưa được xác định chính xác. Mặc dù nó có thể do tác động của các loại nấm như nấm men. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm nang lông Pityrosporum.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông nông
- Viêm nang lông do vi khuẩn
Loại phổ biến này được đánh dấu bằng các vết sưng ngứa, màu trắng, chứa mủ. Nó xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào nang lông, chủ yếu là Staphylococcus aureus (tụ cầu). Vi khuẩn tụ cầu luôn có mặt trên da mọi lúc. Nhưng chúng chỉ gây tổn thương khi xâm nhập vào cơ thể con người qua vết thương hoặc vết cắt.
- Viêm nang lông do bồn tắm nước nóng (pseudomonas folliculitis)
Với loại này, bạn có thể bị phát ban với các nốt tròn ngứa, đỏ sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh từ một đến hai ngày. Viêm nang lông do bồn tắm nước nóng do vi khuẩn pseudomonas tạo nên. Nó có ở nhiều nơi, bao gồm cả bồn tắm nước nóng và hồ bơi nước nóng, trong đó nồng độ clo và pH không được điều chỉnh tốt.
- Viêm nang lông do lông mọc ngược (Razor bumps)
Đây là một tổn thương da tạo ra ra bởi lông mọc ngược. Nó chủ yếu xảy ra ở những người đàn ông có mái tóc xoăn và cạo quá gần và dễ bị nhất ở vùng mặt và cổ. Những người tẩy hay cạo lông vùng kín cùng có thể bị ngứa ở vùng háng. Tình trạng này rất dễ để lại sẹo lồi, sẹo thâm.
- Viêm nang lông Pityrosporum (pit-ih-ROS-puh-rum)
Dạng này gây ra mụn mủ mãn tính, ngứa và đỏ ở lưng và ngực và đôi khi ở cổ, vai, cánh tay trên và mặt. Nguyên nhân là do nhiễm trùng nấm Pityrosporum.
3. Cách phòng ngừa viêm nang lông
Hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh chúng bằng những biện pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo da luôn sạch sẽ hằng ngày.
- Hoạt động, sinh hoạt lành mạnh, tránh làm da bị tổn thương.
- Tránh để da tiếp xúc quá lâu với môi trường nóng ẩm, dầu mỡ, hóa chất.
- Nếu da bị tổn thương hãy điều trị sớm để ngăn ngừa các nguyên nhân gây bệnh.
- Trong trường hợp bệnh viêm nang lông tái phát nhiều lần, hãy vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da, đặc biệt vùng rãnh đùi má, rãnh liên mông,…
4. Cách điều trị viêm nang lông
Nhiều người thắc mắc viêm nang lông có điều trị được không thì câu trả lời là có. Cách tốt nhất để chữa viêm nang lông là bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác nhất.
Dưới đây là một vài phương pháp điều trị viêm lỗ chân lông bạn có thể tham khảo:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh cọ xát gây tổn thương da. Tránh cạo râu, tẩy hoặc nhổ lông, dùng thuốc, corticoid lâu ngày hay mỹ phẩm gây kích ứng,…
- Duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng và làm sạch da hằng ngày
- Tránh gãi, cào khiến tổn thương da trầm trọng hơn
- Tùy vào mức độ tổn thương da, bác sĩ sẽ gợi ý phác đồ điều trị phù hợp. Với trường hợp nhẹ, da bị tổn thương không nhiều, có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn kết hợp cùng kháng sinh bôi tại chỗ. Với trường hợp nặng, bệnh nhân cần phối hợp điều trị tại chỗ và kháng sinh đường uống, tiêm hoặc truyền.
5. Điều trị viêm nang lông hiệu quả ở đâu Hà Nội?
Hiện nay, phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia là cơ sở điều trị da liễu và viêm nang lông uy tín tại Hà Nội. Tại đây, bạn sẽ được trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa da liễu đầu ngành thăm khám cùng phác đồ điều trị chuẩn y khoa. Với mỗi tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính xác, kê đơn thuốc phù hợp.
Ngoài ra, thời gian điều trị viêm nang lông khá nhanh chóng. Bệnh được điều trị dứt điểm, tránh tái phát, mang lại hiệu quả lâu dài.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ được những nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông. Nếu bạn đang gặp vấn đề về viêm nang lông hãy gọi đến số hotline 1800 4888 để được tư vấn nhé!