Vảy nến đỏ da toàn thân là một tình trạng nặng do không được chữa trị phù hợp của bệnh vảy nến. Tuy nhiên đây là một bệnh da liễu hiếm gặp. Tại Việt Nam, khoảng 5-7% tổng số bệnh nhân da liễu thăm khám tại các phòng khám da liễu mắc bệnh vảy nến. Liệu đây có phải bệnh nguy hiểm không? Biến chứng và cách điều trị như nào?
1. Vảy nến đỏ da toàn thân là gì?
Vảy nến đỏ da toàn thân còn có tên gọi khác là viêm da tróc vảy toàn thân. Đây là tình trạng vảy nến ở giai đoạn rất nặng. Tỷ lệ mắc phải bệnh vảy nến toàn thân chỉ khoảng 1%. Dưới đây là một số đặc điểm của vảy nến đỏ da toàn thân:
- Vùng da toàn thân sẽ có màu đỏ tươi
- Nổi mẩn, phù nề
- Da bóng, nhiễm cộm và căng
- Thấy xuất hiện dịch mủ
- Cảm thấy đau rát, nứt nẻ
Vảy nến đỏ da toàn thân xuất hiện chủ yếu do không điều trị đúng cách khi mắc bệnh. Sử dụng tiêm bắp corticoid, bôi hay thuốc điều trị vảy nến không phù hợp. Ngoài ra, điều trị vảy nến bằng thuốc nam không khoa học cũng là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ. Từ đó gây ra tình trạng vảy nến toàn thân, vảy nến mủ. Thậm chí nó có thể phát triển thành vảy nến giọt.
2. Triệu chứng của vảy nến đỏ da toàn thân
Nếu da bạn xuất hiện các biểu hiện sau thì rất có thể bạn đang bị vảy nến toàn thân:
- Hơn 90% vùng da trên cơ thể bị đỏ
- Vùng kẽ là những nơi đầu tiên xuất hiện vảy nến. Vảy tróc thành từng mảng lớn, có màu đỏ như cám.
- Da xuất hiện phù nề, có thể xuất hiện ở mặt, chân tay hoặc toàn thân
- Trên nền hồng bạn thấy có mụn nước, tiết dịch hoặc không tiết dịch
- Da có thể bị rối loạn sắc tố, tăng hoặc giảm tùy từng thể trạng.
- Lòng bàn tay, bàn chân xuất hiện các lớp sừng bong tróc thành mảng. Da ngón tay có thể bị khô nứt, khó cử động vì đau đớn.
- Niêm mạc bị tổn thương, đặc biệt ở vùng lưỡi, miệng, kết mạc
- Lông và tóc có thể bị rụng, móng dày.
- Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, rét run, sốt cao. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong do nhiễm khuẩn.
3. Tiến triển bệnh và biến chứng
Bệnh tiến triển kéo dài, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, như:
- Da bị nhiễm khuẩn
- Nằm lâu gây ra viêm phổi, huyết khối, vảy mục
- Suy tim
- Chàm hóa và viêm da kích ứng
Có thể bạn muốn biết: Bệnh vảy nến phấn hồng và những điều cần biết!
4. Điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân
Nếu thấy da có những dấu hiệu bất thường, điều đầu tiên bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Hiện nay, vảy nến đỏ da toàn thân có thể được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc tại nhà.
Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Đối với da vảy nến khô, có thể áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi chữa vảy nến làm mềm da như hồ nước, dầu kẽm, urea 10%, mỡ salicyle 5-10%.
Đối với vùng da vảy nến đỏ ướt, có mụn nước, tiết dịch, phù nề cần được chăm sóc như vùng da bị bỏng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh chống bội nhiễm. Trong trường hợp nặng có thể cân nhắc việc sử dụng corticoid.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Cần lưu ý một số điều sau khi điều trị vảy nến toàn thân:
- Không tự ý sử dụng thuốc bôi và thuốc uống toàn thân tại chỗ
- Cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị toàn diện
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ đạm, khoa học, dinh dưỡng
Như vậy, vảy nến đỏ da toàn thân là một thể vảy nến nặng và hiếm gặp. Đó là do biến chứng của việc chữa trị không phù hợp. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đỏ da toàn thân, rối loạn tiêu hóa, sốt cao, kiệt sức và có thể nhiễm trùng thứ phát và dẫn đến tử vong. Do đó, khi thấy dấu hiệu của bệnh, người bệnh không được tự ý dùng thuốc bôi. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị. Theo dõi ngay website dalieuhanoi.vn để cập nhật thêm thông tin hữu ích.