Vảy nến giọt là một bệnh viêm mãn tính có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Phổ biến nhất là độ tuổi từ 15 đến 35. Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), khoảng 10% những người bị bệnh vẩy nến bị bệnh vẩy nến thể giọt. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây của dalieuhanoi.vn.
1. Vẩy nến thể giọt là gì?
Vảy nến giọt là một bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra khi các tế bào da trên cơ thể phát triển tự nhiên với tốc độ gia tăng, lan rộng khắp cơ thể. Các vùng da này được bao phủ bởi các vảy nến dạng giọt mỏng, màu trắng đục. Lớp vảy vụn như phấn và bong ra khi cạo.
2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến giọt
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng có hai yếu tố chính góp phần gây ra bệnh vẩy nến: di truyền và hệ thống miễn dịch.
- Các yếu tố di truyền gây ra bệnh vẩy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 liên quan đến HLA, DR7, B13, B17, BW57, và CW6.
- Rối loạn chuyển hóa của da: Chỉ số sử dụng oxy trên da của bệnh nhân vảy nến tăng lên đáng kể. Chỉ số này có khi cao hơn 400% so với tình trạng da bình thường.
- Sự gia tăng gấp 8 lần hoạt động giảm phân và tổng hợp DNA ở lớp đáy, tăng sinh các tế bào thượng bì, thường là ở lớp đáy và lớp gai, dẫn đến rối loạn sừng hóa (quá sừng và á sừng) gây ra bệnh vảy nến giọt.
Ngoài ra, bệnh vẩy nến giọt còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như:
- Căng thẳng kéo dài có liên quan đến sự khởi phát và tiến triển của bệnh. Với bệnh vảy nến, người bệnh có biểu hiện dễ bị kích động hay lo lắng,…
- Yếu tố nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng liên quan đến sự xuất hiện và phát triển của bệnh vảy nến (viêm mũi, viêm amidan,…) mà nguyên nhân chủ yếu là do liên cầu. Vai trò của virus ARN trong quá trình hình thành phức hợp miễn dịch bất thường vẫn chưa đạt được.
- Chấn thương cơ học vật lý: ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh (14%).
3. Triệu chứng bệnh vảy nến thể giọt
Các triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến thể giọt bao gồm các đốm đỏ xuất hiện trên da, vảy giống như giọt nước.
Dấu hiệu đỏ da
- Mảng da đỏ có kích thước khác nhau, khoảng vài mm – vài cm, có trường hợp hàng chục centimet.
- Vết đỏ rõ, hơi gồ lên, nền cứng, thâm nhiễm ít nhiều (viêm, rát). Đôi khi vảy nến trắng chiếm gần hết nền đỏ, chỉ có viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vảy nến.
- Số lượng đám: vài đám đến hàng chục, hàng trăm đám tổn thương tùy từng trường hợp.
Vảy trắng
- Vảy trắng bao phủ bề mặt vùng da đỏ, vảy trắng đục hơi bóng như xà cừ, trắng như nến.
- Vảy nến thể giọt có nhiều lớp và dễ bong tróc. Khi bị trầy xước, vảy tiết ra thành bột trắng, như bụi phấn, vết nến.
- Bệnh vẩy nến giọt tái tạo rất nhanh. Khi một lớp bị bong ra, lớp khác sẽ hình thành để thay thế. Số lượng vẩy nến nhiều.
Các giai đoạn của bệnh vảy nến giọt:
Giai đoạn nhẹ: Chỉ có một số đốm che phủ khoảng 3% da cơ thể
Giai đoạn vừa: Các tổn thương bao phủ khoảng 3% đến 10% da của cơ thể.
Giai đoạn nặng: Các tổn thương bao phủ khoảng 10% hoặc nhiều hơn vùng da của cơ thể. Những tổn thương này thậm chí có thể bao phủ toàn bộ cơ thể.
Việc phân giai đoạn có thể dựa vào mức độ nặng nhẹ và mức độ ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
4. Điều trị bệnh vảy nến thể giọt
Bệnh vảy nến giọt có thể được điều trị bằng đơn thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị bệnh và giảm tác dụng phụ của thuốc.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến thường bao gồm những loại sau:
- Nhóm thuốc kháng sinh chống lại Streptococcus, thuốc bôi, có thể được điều trị bằng liệu pháp quang hóa, PUVA (dùng 8-methoxypsoralen và chiếu tia UVA). Hiện nay, tia UVB dải hẹp rất có giá trị trong điều trị với ít tác dụng phụ hơn.
- Nhóm thuốc corticosteroid (betamethasone, clobetasol…): nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng, giảm ngứa, giảm tăng sinh tế bào da. Nhóm thuốc này sử dụng lâu dài có thể gây ra các phản ứng có hại như teo da, loãng xương, suy thận, suy giảm hệ miễn dịch.
- Nhóm thuốc retinoid (Acitretin, tazarotene…): thường được dùng để điều trị bệnh vảy nến thể nặng. Bệnh kháng lại các phương pháp điều trị khác.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
- Dẫn xuất vitamin D3 (calcipotriol, calcitriol…): thường được dùng để điều trị bệnh vảy nến thể giọt hoặc vảy nến thể mảng. Nhóm thuốc này có thể gây kích ứng da. Nên tránh dùng nếu bạn bị bệnh vẩy nến trên mặt.
- Thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin, methotrexate, adalimumab…) thường được sử dụng trong các trường hợp vảy nến nặng, lan rộng không đáp ứng với liệu pháp điều trị thông thường.
- Methoxsalen: Một tác nhân thu ánh sáng được sử dụng kết hợp với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím để điều trị bệnh vẩy nến thể giọt nặng.
- Axit salicylic: Có tác dụng tiêu sừng, giúp dễ dàng tẩy vảy và bình thường hóa lớp sừng của da.
- Polytar: Một chế phẩm có chứa hắc ín than đá giúp giảm ngứa và giảm tăng sinh da. Polytar có thể gây kích ứng da và đổi màu da, có mùi khó chịu. Vì vậy hãy rửa kỹ vùng da bị vảy nến thể giọt sau khi sử dụng.
5. Chữa vảy nến giọt ở đâu Hà Nội?
Tại phòng khám da liễu Maia&Maia, gói khám và tư vấn điều trị bệnh vảy nến giọt được cung cấp cho mọi khách hàng ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, chúng tôi còn thăm khám và điều trị các bệnh da liễu khác như: dị ứng, bạch biến, thủy đậu,…
Những ưu điểm nổi bật khi khám tại Maia&Maia là:
- Đội ngũ Y – Bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tâm và cam kết vì lợi ích của người bệnh.
- Dịch vụ khám, tư vấn và điều trị bệnh tận tâm, chuyên nghiệp
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Để được giải đáp thắc mắc trực tiếp, vui lòng gọi 1800 4888 hoặc đăng ký đặt lịch khám theo đường dẫn bên trên.
Bệnh vảy nến giọt là một bệnh mãn tính. Bệnh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, ngay khi phát hiện thấy mảng đỏ trên da có vảy trắng, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để xác định phương pháp điều trị phù hợp.