fbpx

Phân loại bệnh rụng tóc và hướng điều trị bệnh

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn chuyên khoa Da liễu Thẩm mỹ cho biết:Bệnh rụng tóc là một điều kiện tự nhiên, trong đó tóc dần dần mỏng theo độ tuổi. Khi nhiều nang lông vào giai đoạn nghỉ ngơi thì những sợi tóc còn lại trở nên ngắn hơn và ít hơn”. Hãy cùng phòng khám da liễu Maia&Maia tìm hiểu sâu hơn bạn nhé.

Những loại bệnh rụng tóc thường gặp

 Chủ yếu được chia thành 2 loại: Rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo

1. Rụng tóc không sẹo

  • Bệnh rụng tóc thể mảng

Rụng tóc thể mảng thường biểu hiện với triệu chứng tóc rụng nhanh, để lại một hoặc nhiều dát hình tròn hoặc oval ở da đầu không có tóc, đôi khi có thể thấy xuất hiện ở vùng râu, lông mày, mi mắt… Kích thước các dát rụng tóc này thường từ 1- 5 cm, đôi khi còn thấy một số sợi tóc bình thường hoặc sợi tóc bạc trên bề mặt dát rụng tóc.

Khi khám tại vùng rìa của dát tóc rụng có thể thấy sợi tóc ngắn dạng “dấu chấm than”. Số ít các trường hợp rụng tóc thể mảng nặng có biểu hiện kèm theo ở móng như chấm, đường lõm ngang hoặc dọc.

  • Rụng tóc do tác động lên các giai đoạn phát triển tóc

Rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển: Là sự rụng quá mức các nang tóc ở giai đoạn ngừng phát triển. Bình thường tỉ lệ tóc ở giai đoạn phát triển với giai đoạn ngưng phát triển là 10:1. Nhưng ở rụng tóc này, các sợi tóc ở giai đoạn ngưng phát triển nhanh chóng bị rụng đi nên tỉ lệ này giảm xuống.

Rụng tóc ở nữ giới
Rụng tóc ở nữ giới

>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu thông tin về bệnh da liễu

Một số nguyên nhân thường gặp ở đây là: Sau sinh 3 – 5 tháng (giai đoạn này, hầu hết các tóc chuyển từ giai đoạn phát triển sang giai đoạn ngưng phát triển), phẫu thuật, suy dinh dưỡng, sốt kéo dài, stress tâm lý nặng…

Rụng tóc ở giai đoạn phát triển: Do ức chế tóc ở giai đoạn phát triển. Rụng tóc có thể do các nguyên nhân như hóa chất, tia xạ, ngộ độc, suy dinh dưỡng…

  • Rụng tóc nội tiết

Rụng tóc nội tiết hay rụng tóc Androgenetic là loại rụng tóc hay gặp ở cả hai giới và thường mang tính chất gia đình. Nguyên nhân của rụng tóc là tăng nhạy cảm quá mức của các receptor androgen (hormon sinh dục nam) và a-reductase ở vùng da đầu phía trước cao hơn so với ở vùng da đầu phía sau.

Ở nam, rụng tóc thể này được gọi là rụng tóc kiểu hói nam. Tóc thường rụng bắt đầu ở vùng trên của thái dương và rụng dần lên trên, tạo nên kiểu chân tóc hình “M” và có thể tiến triển thành hói toàn bộ vùng trán tới đỉnh.

Ở nữ, rụng tóc được gọi là theo kiểu hói nữ. Tóc trở nên thưa dần trên toàn bộ da đầu, nhưng chủ yếu vùng đỉnh. Vùng tóc ở phía trước thường ít rụng hơn, nên không thấy thay đổi đường chân tóc phía trán. Thường rụng tóc kiểu hói nữ không gây hói toàn bộ.

Rụng tóc nội tiết ở nữ giới
Rụng tóc nội tiết ở nữ giới
  • Tật nhổ tóc

Tật nhổ tóc là do thói quen người bệnh thường nhổ tóc, lông mày hoặc mí mắt. Tật nhổ tóc thường gặp ở trẻ gái dưới 10 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ trai và người lớn tuổi.

Biểu hiện là mảng tóc rụng, giới hạn của mảng này không rõ. Tóc rụng ở mảng không đều, với các sợi tóc có chiều dài khác nhau. Bề mặt mảng tóc rụng lởm chởm với các sợi tóc chưa nhổ được hết. Người bệnh thường than phiền cảm giác đau, khó chịu nang lông, hoặc vùng da đầu nên cần nhổ tóc để đỡ đau.

>>> Có thế bạn muốn biết: Bệnh viêm da tiếp xúc và những điều cần biết

  • Rụng tóc khác

Rụng tóc giang mai: ở giang mai thời kỳ thứ hai, các tổn thương ngoài da là đào ban, sẩn cũng có thể xuất hiện ở vùng da đầu. Những tổn thương dẫn đến rụng tóc theo kiểu “rừng thưa”. Nhiều tác giả khuyên rằng: Ở tất cả các thể rụng tóc lan tỏa đều cần phải làm xét nghiệm RPR để loại trừ nguyên nhân rụng tóc do bệnh giang mai gây nên.

Rụng tóc do nấm ở da đầu: Nấm da đầu thường biểu hiện là các mảng đỏ, nhiều vảy, tóc rụng theo kiểu đứt gẫy thân tóc ngay trên chân tóc da đầu. Khi nhổ chân tóc còn lại, thấy có vảy bám xung quanh chân tóc.

Hói chữ M
Hói chữ M

2. Rụng tóc có sẹo

  • Rụng tóc do lupus đỏ

Rụng tóc trong lupus đỏ thường biểu hiện với 2 dạng lâm sàng. Tổn thương rụng tóc có sẹo là ban đỏ, teo da, nút sừng nang lông, giãn mạch, tăng và giảm sắc tố tại chỗ. Bệnh nhân có biểu hiện rụng tóc này có thể hoặc không kèm theo biểu hiện khác của lupus đỏ hệ thống và lupus đỏ kinh.

Biểu hiện tóc khô, thưa, dễ gãy ở vùng phía trước da đầu trong lupus đỏ hệ thống. Khi sinh thiết tổn thương rụng tóc do lupus da mạn tính thường thấy tập trung nhiều tế bào lympho bào, dày sừng và nút sừng nang lông.

>>> Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

  • Rụng tóc do lichen phẳng nang lông

Biểu hiện là các sẩn hoặc dát đỏ quanh nang lông. Các sẩn nang lông có thể lan ra thân mình và các chi. Vùng tổn thương tóc rụng có thể thấy các điểm sẹo teo. Ngoài ra, còn các tổn thương sẩn hình đa giác, màu đỏ tím ở vùng cổ tay. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào sinh thiết thấy hình ảnh thâm nhiễm điển hình của lichen phẳng ở trung bì.

Hói đầu ở nam giới
Hói đầu ở nam giới
  • Rụng tóc do viêm nang lông decalvans

Viêm nang lông mụn mủ, vết trợt, vảy tiết tái phát nhiều lần, gây rụng tóc có sẹo màu trắng ngà. Nguyên nhân có thể do phản ứng quá mạnh của cơ thể đối với các nhiễm khuẩn như tụ cầu.

  • Rụng tóc do kerion celsi

Hiện tượng nấm da đầu gây phản ứng mạnh, tạo nhiều tầng mủ ở da đầu. Kết quả quá trình viêm này gây rụng tóc có sẹo. Bệnh Kerion celsi thường gặp ở trẻ nhỏ, sống ở gia đình có nuôi súc vật như chó, mèo. Hỗ trợ điều trị cần phối hợp kháng sinh chống nấm với trích rạch dẫn lưu mủ tại chỗ.

  • Rụng tóc do trứng cá sẹo lồi

Thường hay gặp ở người nam, trẻ tuổi, da sẫm màu, với hình thành các sẩn dạng trứng cá ở vùng gáy. Sau các tổn thương này tiến tiển thành dạng sẹo lồi gây phá hủy các nang tóc. Hỗ trợ điều trị bằng tiêm corticoid tại chỗ, vitamin A acid, kháng sinh, phẫu thuật cắt bỏ dưới nang tóc.

>>> Có thể bạn muốn biết: Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá chuẩn y khoa

  • Rụng tóc giả thể mảng của Brocq

Hiện tượng rụng tóc giống như thể mảng, không có hiện tượng viêm, hay dày sừng nang lông. Tuy vậy, vùng rụng tóc này tiến triển lặng lẽ gây nên sẹo tại chỗ và phá hủy các nang tóc.

Quy trình hỗ trợ điều trị bệnh rụng tóc tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám và đánh giá cấp độ rụng tóc hói đầu.
  • Bước 2: Làm sạch vùng da đầu cần hỗ trợ điều trị.
  • Bước 3: Bôi tê tại vùng da đầu cần hỗ trợ điều trị.
  • Bước 4: Tiến hành hỗ trợ điều trị bằng công nghệ cao.
  • Bước 5: Làm sạch vùng hỗ trợ điều trị.
  • Bước 6: Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc sau hỗ trợ điều trị.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị rụng tóc, tuy nhiên để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, cần nhận định chính xác tình trạng rụng tóc, cơ địa da,… Do đó để quá trình điều trị đạt hiệu quả cải thiện tốt nhất, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia về da liễu để có quyết định điều trị chính xác – an toàn – hiệu quả bạn nhé.

Vì sao nên hỗ trợ điều trị rụng tóc tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia?

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị Rụng tóc cho bạn. Tất cả Thạc sĩ, Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị.
  • Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa.
  • Cơ sở vật chất hiện đại.
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP.
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động.
  • Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.

Khách hàng cần tìm hiểu thêm về các phương pháp hỗ trợ điều trị rụng tóc an toàn, hiệu quả có thể liên hệ theo hotline: 1800 4888 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *