fbpx

Mụn trứng cá bọc ở mũi: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mụn trứng cá bọc ở mũi

Mụn trứng cá bọc ở mũi là một trong những tình trạng dễ bắt gặp. Mũi là vị trí mụn nhọt dễ xuất hiện do lỗ chân lông vùng này khá to và dễ bị bít tắc hơn các vùng khác. Chính vì vậy, việc chăm sóc và ngăn ngừa mụn ở mũi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị dạng mụn này.

1. Nguyên nhân gây mụn trứng cá bọc ở mũi

Sự bít tắc trong lỗ chân lông

Hầu hết các trường hợp nổi mụn bọc ở mũi là do dầu thừa và vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Chúng gây ra mụn trong mũi, trên mũi và xung quanh mũi.

Lông mọc ngược

Nhiều người thường có thói quen nhổ lông, cạo lông và tẩy lông. Khi thực hiện không đúng cách có thể khiến lông mũi mọc ngược vào trong. Điều này có thể gây viêm nhiễm và hình thành mụn trứng cá bọc ở mũi.

Mụn trứng cá bọc ở mũi
Lông mọc ngược là nguyên nhân gây ra mụn

Viêm tiền đình mũi

Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn hình thành ở tiền đình mũi, tức là phần trước của hốc mũi. Tác nhận gây ra tình trạng này là do ngoáy mũi, hỉ mũi quá nhiều hoặc xỏ khuyên trên cánh mũi. Đây là điều kiện để vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu) phát triển và hình thành các nốt mụn sưng trắng hoặc đỏ bên trong mũi.

Nổi mụn ở mũi

Mụn trứng cá bọc ở mũi là triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng sâu hơn bên trong mũi. Đôi khi, tình trạng này có thể dẫn đến viêm mô tế bào. Đây là một bệnh nhiễm trùng da có thể lây nhiễm vào máu và ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác.

Đọc thêm các thông tin về bệnh da liễu TẠI ĐÂY.

2. Các cách điều trị mụn trứng cá bọc ở mũi

Tùy vào mức độ và tình trạng mụn bọc ở mũi mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là những cách điều trị mụn trứng cá bọc ở mũi phổ biến:

Kem bôi ngoài da

Benzoyl peroxide và axit salicylic là thành phần chính trong kem bôi ngoài da. Nó giúp kiểm soát mụn nhờ việc làm sạch lỗ chân lông bị tắc và giảm sự hình thành của mụn ở mũi.

Thuốc giảm đau, chống viêm

Đối với các nốt mụn bọc ở mũi gây đau nhói và viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, chống viêm như acetaminophen, naproxen sodium và ibuprofen. Chúng có tác dụng giảm cảm giác khó chịu và nhiễm trùng.

Thuốc sát trùng

Thuốc sát trùng bôi ngoài da vừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vừa có tác dụng giảm đau và kiểm soát phản ứng viêm. Dầu cây trà là một lựa chọn điều trị sát trùng trên da một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là không được sử dụng tinh dầu chưa pha loãng trên niêm mạc mũi. Bạn cần pha loãng tinh dầu cùng dầu dừa, sau đó mới thực hiện bôi lên vùng da mụn.

3. Biện pháp khắc phục mụn bọc ở mũi tại nhà

Nước cốt chanh

Nước cốt chanh vốn có vị chua đậm. Từ lâu, nó đã được coi như một dung dịch khử trùng tự nhiên. Với tính axit cao, nước chanh sẽ giúp bạn vệ sinh và làm khô mụn bọc ở mũi.

Sau khi bôi nước chanh lên mũi khoảng 15 phút, hãy rửa sạch lại với nước. Lúc này, da sẽ nhạy cảm với ánh sáng hơn. Do đó, bạn cần thoa kem chống nắng và che chắn vùng da mũi khi ra ngoài.

Nước đá

Với nhiệt độ lạnh, đá có thể làm mạch máu co lại, giúp giảm viêm và sưng tấy. Bạn có thể lấy đá lạnh chườm nhẹ nhàng lên vùng mũi bị mụn bọc trong khoảng 20 phút.

Mụn trứng cá bọc ở mũi
Chườm đá giúp giảm viêm, sưng

Dầu cây trà

Như đã nói ở trên, dầu cây trà có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Bạn có thể thoa dầu lên nốt mụn và sau 10 phút thì rửa sạch với nước.

Kem đánh răng

Kem đánh răng sẽ có khả năng làm khô mụn nhờ tính kháng khuẩn, bôi một ít lên nốt mụn và để qua đêm. Rửa sạch vào sáng hôm sau.

Kem đánh răng cũng có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn có thể bôi một ít lên nốt mụn và để qua đêm. Sáng hôm sau, bạn cần rửa lại vùng mũi với nước. Mụn bọc sẽ khô lại nhanh chóng.

Nước súc miệng Listerine

Listerine là một hoạt chất vừa có khả năng kháng khuẩn, vừa có tác dụng làm khô nhờ vào phản ứng co lại của các tế bào da và làm mụn giảm kích thước. Thoa một chút dung dịch này lên mũi và rửa sạch sau 10 phút.

Xem ngay: Biểu hiện của mụn trứng cá – nhận biết đúng để điều trị hiệu quả

4. Làm sao để ngăn ngừa mụn trứng cá bọc ở mũi?

  • Điều đầu tiên bạn cần làm để ngăn ngừa mụn trứng cá nói chung và mụn trứng cá bọc ở mũi nói riêng là chăm sóc da cơ bản. Hãy xây dựng cho mình thói quen luôn giữ da sạch sẽ. Làm sạch da sẽ giúp xóa tan bụi bẩn, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Từ đó giảm tình trạng nổi mụn trên mũi.
  • Uống nhiều nước để bổ sung nước cho da và ngăn da tiết bã nhờn quá mức.
  • Tránh trang điểm nhiều, vì điều này làm tăng khả năng bị tắc lỗ chân lông. Đối với làn da bị mụn, các sản phẩm trang điểm dạng nước được khuyên dùng nhiều hơn.
  • Chọn sản phẩm tẩy trang phù hợp với từng loại da và tẩy trang trước khi ngủ.
Mụn trứng cá bọc ở mũi
Làm sạch da thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa mụn
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên. Thực hiện theo một chế độ chăm sóc da khoa học giúp da duy trì độ pH ổn định và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Tránh tẩy tế bào chết cho da mỗi ngày, vì tẩy quá nhiều có thể kích thích sản xuất bã nhờn trên da.
  • Xây dựng một thực đơn khoa học, dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy: một chế độ dinh dưỡng ít carb có thể giúp làm giảm mụn.
  • Đừng quên sử dụng kem chống nắng.
  • Không tự tay nặn mụn vì điều này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn và khó điều trị.

5. Điều trị mụn trứng cá bọc vùng mũi ở đâu?

Nếu mụn trứng cá bọc ở mũi xuất hiện với số lượng ít và mức độ nhẹ bạn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn nặng bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia đang áp dụng phác đồ trị mụn chuẩn y khoa:

  • Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ trực tiếp thăm khám, xác định tình trạng mụn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Công nghệ lấy nhân mụn hiện đại loại bỏ nhân mụn tận gốc
  • Da mặt được làm sạch, hút bít tắc lỗ chân lông
  • Công nghệ ánh sáng sinh học giúp tái tạo làn da, giảm sưng tấy
  • Được hỗ trợ, hướng dẫn chăm sóc da tại nhà

Kết luận, mụn trứng cá bọc ở mũi là bệnh lý trên da rất phổ biến với nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng tăng tiết bã nhờn. Tuy vô hại đối với sức khỏe nhưng mụn bọc trên mũi có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến vẻ đẹp của toàn bộ khuôn mặt. Lúc này, bạn không nên nặn mụn một cách ngẫu nhiên mà hãy tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc da. Điều này vừa giúp kiểm soát mụn vừa giúp ngăn ngừa chúng tái phát trong tương lai.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *