Mụn trứng cá là 1 trong những bệnh lý ngoài da phổ biến nhất. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì và có thể kéo dài đến sau này. Tuy nhiên, nhiều người thường lầm tưởng mụn trứng cá với các bệnh ngoài da khác. Bài viết dưới đây, dalieuhanoi sẽ chia sẻ thông tin về biểu hiện của mụn trứng cá để giúp bạn nhận biết một cách chính xác.
Biểu hiện của mụn trứng cá
Mụn trứng cá thường gặp ở người có làn da nhờn. Dấu hiệu của mụn trứng cá với các comedones (nhân đầu trắng hoặc đen) ở mặt, đôi khi ở vùng cổ, vai, ngực và lưng. Một số tình trạng bị mụn vừa đến nặng, da bị ửng đỏ đi kèm với sự phát triển của các nốt sần. Nó gây viêm nhiễm và hình thành mụn mủ. Mụn có thể người bệnh cảm thấy căng thẳng, khó chịu kéo dài. Bên cạnh đó, nó có thể để lại những vết thâm hoặc gây ra sẹo.
Triệu chứng của mụn trứng cá liên quan đến tình trạng của mỗi người. Một vài biểu hiện đáng chú ý có thể bạn đang mắc phải:
- Mụn đầu trắng – hình thành trong lỗ chân lông kín. Nhân mụn không bị oxy hóa nên có màu trắng.
- Mụn đầu đen – hình thành trong lỗ chân lông mở. Nhân mụn chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa.
- Mụn đỏ, mụn viêm – da xuất hiện các nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ.
- Mụn mủ – mụn sưng đỏ, có mủ ở đầu mụn.
- Mụn bọc – mụn mủ sưng to, tạo thành bọc mủ, đau và cứng.
- Mụn nang – mụn bọc lớn, chứa mủ, rất đau, nang lông bị viêm nặng.
Khi nhận thấy các biểu hiện của mụn trứng cá, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
Yếu tố gây ra mụn trứng cá
Sự tăng tiết bã nhờn
Tình trạng này xảy ra khi da sản xuất quá nhiều bã nhờn. Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến hiện tượng này như Hormon, khí hậu, việc sử dụng thuốc và các yếu tố di truyền.
Sự tăng sừng
Sự tăng sừng là hiện tượng lớp ngoài cùng của da dày lên làm các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín. Điều này làm rối loạn quá trình tiết bã nhờn.
Việc quá nhiều bã nhờn được sản xuất kết hợp cùng việc tắc nghẽn các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Các vách nang bị phình lên. Mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen cũng từ đó được hình thành.
Thâm nhập của vi khuẩn
Một số vi khuẩn tồn tại trên da một cách vô hại (P. Acnes) phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào các nang bị bịt kín. Từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các nốt sần, mụn bọc, mụn mủ hoặc mụn nang.
Những tình trạng trên khiến da bị ửng đỏ và viêm nhiễm. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm, các vách nang sẽ vỡ ra. Chất béo, tế bào chết, vi khuẩn được giải phóng. Chúng tạo thành những vùng viêm nhiễm rộng và sâu ở mô lân cận.
Một số yếu tố khác liên quan:
– Lạm dụng thuốc bôi và mỹ phẩm. Đặc biệt các dòng có chứa Corticoid.
– Sử dụng các thuốc đường dùng toàn thân dài ngày, đặc biệt là Corticoid.
– Chế độ ăn quá nhiều bột, đường, sữa bò và các sản phẩm từ sữa, hút thuốc lá,…
Cần làm gì khi da có biểu hiện của mụn trứng cá?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mụn trứng cá khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn phác đồ điều trị còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân, từng thể bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh. Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần được bác sĩ da liễu thăm khám kỹ lưỡng và hướng dẫn phương pháp điều trị, chăm sóc da.
Cách phòng tránh mụn trứng cá
- Tránh sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống có chứa corticoid
- Rửa mặt, tẩy trang thật sạch sau khi sử dụng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc với dầu khoáng gây mụn
- Tránh sờ tay lên mặt và nặn mụn để tránh nhiễm trùng và để lại sẹo sau mụn
- Tránh các yếu tố khởi phát làm mụn phát triển nặng hơn. Ví dụ như stress, thức khuya, làm việc quá sức, ăn quá nhiều tinh bột, đường lactose, chất béo.
- Điều trị sớm để tránh biến chứng.
Điều trị mụn trứng cá
Thuốc trị mụn trứng cá được chia thành 2 loại:
- Thuốc bôi: thuốc kháng sinh bôi, thuốc làm khô cồi mụn, giảm sừng, giảm vết thâm sau mụn
- Thuốc toàn thân: kháng sinh, vitamin, liệu pháp hormone và thuốc chống á sừng
Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân và từng bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.
- Trường hợp nhẹ: trên da xuất hiện dưới 20 nốt mụn kể cả mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc dưới 15 nốt viêm. Điều trị bao gồm hướng dẫn chăm sóc da thích hợp. Dùng thuốc bôi hàng ngày trong giai đoạn mụn trứng cá và quá trình duy trì sau đó.
- Trường hợp nặng hơn có thể điều trị kết hợp thuốc bôi, thuốc uống và các phương pháp khác như ánh sáng trong điều trị mụn.
- Không tự ý mua thuốc điều trị, nhất là kháng sinh. Việc dùng kháng sinh bừa bãi, không điều trị dứt điểm sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc,…
Như vậy, có thể thấy rằng biểu hiện của mụn trứng cá khá đơn giản và dễ nhận biết. Tuy nhiên đây là một bệnh lý da liễu chuyên sâu cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Hãy đến phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia để được các bác sĩ chẩn đoán sớm nhất. Để được tư vấn và đặt lịch nhanh chóng, hãy gọi tới số 1800 4888.