Bệnh viêm da cơ địa không lây nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng rất thường xảy ra viêm da cơ địa tái phát, gây nhiều phiền toái lên cuộc sống của bệnh nhân. Viêm da trở thành một căn bệnh gây “ám ảnh” cho rất nhiều người, vì vậy chủ đề liên quan đến viêm da cơ địa lúc nào cũng được mọi người quan tâm.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là tình trạng da ửng đỏ và ngứa ngáy. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi nhưng cũng có thể gặp phải ở cả người trưởng thành. Bệnh thường kéo dài mãn tính và có thể bùng phát thành nhiều đợt cấp theo từng giai đoạn.
Biểu hiện thường thấy của viêm da cơ địa là ngứa. Theo thói quen, việc gãi vào vết ngứa khiến da dày lên, làm cho bệnh nặng lên và nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.
Khi bị viêm da cơ địa triệu chứng rất rõ ràng. Hầu hết tất cả mọi bệnh nhân đều có cảm giác ngứa ngáy từ ngày đầu phát bệnh. Trên da xuất hiện tấy đỏ, phổ biến nhất là ở vùng tay và chân. Một số trường hợp, vùng da bị viêm có xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti. Sờ tay vào cảm nhận rõ ràng sự thô ráp.
Bệnh chàm thể tạng gần như không thể tự khỏi hoàn toàn, chứng bệnh vẫn tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả dưới đây sẽ giúp ích cho mọi người.
Nguyên nhân viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, khiến làn da mất đi sức đề kháng. Da không khỏe mạnh sẽ dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, chất kích thích.
Viêm da cơ địa hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Theo nghiên cứu, có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời.
Có thể bạn muốn biết: Tổng hợp 7 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết sớm nhất
Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng phương pháp dân gian
Rất nhiều người sử dụng các loại lá cây dưới đây đun lên để lấy nước tắm với mục đích chữa bệnh viêm da cơ địa:
- Lá trầu không: Sử dụng 1 vài lá trầu không, rửa sạch, sau đó vò nát rồi cho vào nồi đun sôi với nước. Để nước hơi nguội rồi dùng nước ngày để ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
- Lá ổi: Tìm hái 1 vài lá ổi mang rửa sạch rồi cho vào bát giã nát. Dùng khăn xoa sạch bọc lại vắt lấy nước. Hằng ngày dùng nước cốt này để bôi lên vùng da đang bị viêm.
- Cây vòi voi: Tìm cây vòi voi, mang đi rửa sạch sau đó cho vào đun sôi với nước cùng với 1 ít muối. Sử dụng nước này để tắm, rửa vùng da đang bị viêm nhiễm.
- Lá lốt: Lá lốt vài lá, mang rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với nước. Nước hơi nguội, mang ngâm rửa vùng da đang bị viêm. Có thể sử dụng bã lá lốt để chườm lên chỗ bị ngứa để giảm bớt cơn ngứa.
- Lá khế: Lấy 1 nắm lá khế, mang rửa sạch, đun sôi với nước, để nước nguội đến ấm thì mang đi tắm, ngâm rửa vùng da bị viêm. Có thể sử dụng bã lá khế để chà nhẹ lên chỗ da bị viêm để diệt khuẩn, giảm ngứa.
- Lá đơn đỏ: Lá này còn gọi là đơn tướng quân. Lấy 1 vài lá đơn đỏ rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước uống.
- Sài đất: Lấy một vài lá sài đất, mang rửa sạch cho vào nồi đun với nước để tắm hằng ngày, phần lá vò nát đắp lên vùng da bị tổn thương để giảm ngứa.
Với phương pháp này thì người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm các nguyên liệu trong dân gian để dùng. Tuy nhiên các bác sĩ da liễu không khuyến khích bạn thực hiện những cách này để chữa viêm da cơ địa bởi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn do không kiểm soát được các thành phần trong lá cây. Vì thế hãy thật sự cẩn trọng khi có ý định sử dụng lá cây để chữa viêm da cơ địa.
Những lưu ý khi mắc bệnh viêm da cơ địa
- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, thay quần áo hằng ngày.
- Tránh bụi bẩn, tránh các chất kích thích như len và lanolin làm bệnh viêm da nặng hơn.
- Tránh gãi hay những tác động làm trầy xước, tổn thương da vì như vậy rất dễ bị nhiễm trùng.
- Không dùng nước quá nóng, tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh.
- Tránh các loại thực phẩm gây phản ứng hoặc dị ứng như các loại hải sản,…
- Tránh để cơ thể ra nhiều mồ hôi gây kích ứng và ngứa.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa được bác sĩ chỉ định
- Cần sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc ngâm rửa theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt tỉa móng tay móng chân gọn gàng.
- Bệnh nhân tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích vùng thương tổn lây lan, nổi nhiều hơn, dễ gây nhiễm trùng.
- Tăng cường ăn quả tươi, rau xanh có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… Thực tế cho thấy đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Những bài viết được nhiều người quan tâm