Sẹo là vết để lại trên da sau khi vết thương đã lành. Sẹo là một phần tự nhiên của quá trình phục hồi của cơ thể. Hầu hết các loại sẹo sẽ mờ dần và nhạt dần theo thời gian nhưng chúng không thể tự biến mất mà cần loại bỏ bằng các phương pháp khác nhau.
Các loại sẹo thường gặp
Sẹo có thể biểu hiện dưới dạng là một đường nhỏ hoặc một lỗ nhỏ trên da, hoặc các mô phát triển bất thường.
1. Các vết sẹo bình thường
Vết thương nhỏ như vết cắt thường sẽ lành lại nhanh chóng và để lại một đường đỏ. Nó cũng sẽ dần trở nên nhạt màu và bằng phẳng theo thời gian.
Quá trình ổn định một vết sẹo có thể mất tới hai năm. Vết sẹo sẽ không biến mất hoàn toàn mà sẽ để lại một đường hoặc một vết khá rõ ràng.
Sẹo có dạng dài mảnh thường gặp sau các vết thương hoặc phẫu thuật. Sau khi ổn định, chúng sẽ không gây đau nhức, nhưng có thể bị ngứa trong vài tháng đầu.
Trên các loại da sẫm màu, các mô sẹo có thể mờ dần, để lại những vết màu nâu hoặc trắng. Vết sẹo có thể rõ ràng trên làn da sẫm màu, vì các mô sẹo sẽ không bị đổi màu do các tác động từ môi trường bên ngoài.
2. Sẹo lồi
Sẹo lồi là tình trạng mô phát triển quá mức khi collagen được sản xuất quá nhiều tại vị trí vết thương. Với trường hợp sẹo lồi, vết sẹo vẫn tiếp tục phát triển ngay cả khi vết thương đã lành từ lâu.
Sẹo lồi thường nhô cao lên khỏi da và có màu đỏ hoặc tím khi mới hình thành, sau đó nhạt bớt đi. Chúng thường ngứa hoặc đau và có thể ảnh hưởng tới cử động bình thường nếu chúng bị căng và gần với các vị trí khớp xương.
Trong các loại sẹo thì sẹo lồi gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và cũng khó điều trị nhất.
Có thể bạn muốn biết: Công nghệ Laser Mixel hỗ trợ điều trị sẹo lồi
3. Sẹo phì đại
Tương tự như sẹo lồi, sẹo phì đại là kết quả của việc sản xuất dư thừa collagen tại vị trí vết thương. Tuy nhiên, lượng collagen tiết ra không quá nhiều như sẹo lồi. Ngoài ra, loại sẹo này sẽ không phát triển vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu.
Sẹo phì đại có màu đỏ và nổi lên từ rất sớm, chúng phát triển trong khoảng 6 tháng, sau đó có thể trở nên phẳng hơn và nhạt màu hơn trong vài năm.
Sẹo phì đại thường là hiếm gặp nhất trong các loại sẹo nhưng cũng không tránh khỏi việc chúng gây nên sự xấu xí trên bề mặt da và sự khó chịu cho người sở hữu chúng.
4. Sẹo rỗ hoặc sẹo lõm
Một số bệnh lý trên da, chẳng hạn như mụn trứng cá và thủy đậu có thể gây nên các loại sẹo lõm và sẹo rỗ. Gọi là các loại sẹo rỗ, bởi vì trong sẹo rỗ sẽ phân thành các loại kiểu hình sẹo khác nhau, chủ yếu dựa vào hình dáng biểu hiện của chúng trên bề mặt da.
Có 3 loại sẹo lõm gồm: sẹo lõm chân đá nhọn, sẹo lõm chân vuông và sẹo lõm dạng lượng sóng. Cả 3 loại sẹo lõm này đều xảy ra khi trong quá trình hồi phục vết thương lượng collagen được cung cấp bị thiếu hụt. Đây là một phản ứng trái ngược hoàn toàn so với sẹo lồi đã đề cập ở trên.
5. Sẹo co rút
Sẹo co rút thường là di chứng sau khi bị bỏng. Sẹo xuất hiện khi da bị “co lại”, dẫn đến căng tức và hạn chế vận động.
Điều trị các loại sẹo
Không thể xóa sẹo hoàn toàn nhưng hầu hết các vết sẹo sẽ mờ dần và nhạt màu hơn theo thời gian. Có khá nhiều phương pháp điều trị có thể cải thiện hình thái sẹo và giúp làm màu sắc đồng đều hơn. Phổ biến nhất có thể kể tới: phẫu thuật cắt bỏ đáy sẹo, lăn kim, laser vi điểm, mài da, tiêm làm xẹp sẹo, chấm TCA, laser….
Rất nhiều phương pháp trong số đó cần phải thực hiện bởi bác sĩ da liễu để đảm bảo độ chính xác cũng như có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng thay đổi của da.
Một số phương pháp điều trị, chẳng hạn như liệu pháp laser hay chấm TCA cần phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, vì chúng có thể gây nên những biến chứng nặng nề cho làn da nếu không biết cách kiểm soát.
Đa số bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng nhiều phương pháp cùng một lúc để điều trị các loại sẹo để cho hiệu quả nhanh và tốt nhất.
Ảnh hưởng của sẹo tới đời sống
Sẹo không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn tác động rất nhiều tới tâm lý. Một vết sẹo, đặc biệt nếu nó xuất hiện ở trên mặt, hoặc diện tích sẹo to có thể khiến người sở hữu vô cùng đau khổ. Không chỉ gây mất tự tin khi đối diện với mọi người xung quanh mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới công việc, đặc biệt là trong xã hội đề cao ngoại hình như hiện nay.
Sẹo có thể khiến một số người tự thu mình lại, tránh tiếp xúc với người khác, từ đó sẽ dễ bị cô lập về mặt xã hội. Điều này có thể dẫn đến cảm giác chán nản hoặc nặng hơn là trầm cảm.
Do vậy, nếu bạn đang sở hữu những loại sẹo trên, hãy chủ động thay đổi ngay hôm nay. Bạn có thể tới gặp bác sĩ da liễu nếu cảm thấy những vết sẹo khiến bạn chán nản hoặc gây ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các phương án điều trị cũng như bảo dưỡng sau điều trị một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Những bài viết được nhiều người quan tâm