Nám không còn là điều xa lạ, nhưng có thể bạn vẫn chưa hiểu hết những khía cạnh về tình trạng da mãn tính này. Dưới đây là những kiến thức cơ bản thường gặp về bệnh nám da được Maia thống kê và trình bày dưới dạng dễ hiểu. Hy vọng sẽ cung cấp phần nào kiến thức về căn bệnh này cho bạn!
Nám da là gì và nó trông như thế nào?
Nám da (Melasma) là một chứng rối loạn da phổ biến. Dịch một cách nôm na, từ này có nghĩa là “điểm đen”. Làn da bị nám có thể xuất hiện các mảng màu nâu nhạt, nâu sẫm hoặc xám xanh trên da. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng hoặc các đốm trông giống như tàn nhang.
Các khu vực thường bị ảnh hưởng bao gồm vùng mặt và vùng cánh tay. Nám ảnh hưởng nhiều nhất tới phụ nữ thời kỳ mang thai do thay đổi nội tiết tố. Nám da thường sẫm màu và có thể sáng dần theo thời gian. Căn bệnh thường tiến triển nặng hơn vào mùa hè và cải thiện vào mùa đông.
Mặc dù rối loạn này hoàn toàn vô hại, nhưng nó khiến một số người cảm thấy mất tự tin.
Nám da thường xảy ra ở đâu?
Ngoài xuất hiện tại má, mũi, cằm, trán, môi thì nám đôi khi còn ảnh hưởng đến cánh tay, cổ và lưng. Trên thực tế, nám da có thể ảnh hưởng tới bất kỳ phần da nào tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Đó cùng là lý do tại sao những người bị nám da nhận thấy rằng triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng mùa hè.
Nám da phổ biến như thế nào?
Nám da là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Có tới 15% đến 50% xuất hiện nám da trong thời kỳ mang thai. Tỉ lệ mắc nám da cũng phổ biến hơn trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Không như tàn nhang thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, nám da thường bắt đầu từ khoảng thời gian 20 đến 40 tuổi.
Những ai có nguy cơ bị nám da?
Những người có làn da trắng hơn thường ít bị nám hơn những người có làn da nâu sẫm màu. Phụ nữ cũng dễ bị nám da hơn nam giới: chỉ có khoảng 10% số ca nám da là nam. Ngoài khởi phát nhiều ở phụ nữ mang thai, những người uống thuốc tránh thai hoặc rối loạn nội tiết tố cũng dễ có nguy cơ bị nám.
Nám da diễn ra như thế nào?
Cấu trúc của da gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng là lớp biểu bì, ở giữa là lớp hạ bì và lớp sâu nhất là mô dưới da. Da chiếm khoảng 1/7 trọng lượng của cơ thể và đóng vai trò như một lớp vỏ bảo vệ kiên cố. Da bao bọc xương, cơ, các cơ quan và mọi thứ khác của cơ thể. Da giúp các bộ phận của cơ thể tránh khỏi ảnh hưởng của nhiệt độ, vi trùng, ánh nắng mặt trời, độ ẩm, chất độc hại, chấn thương ….Nó cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bạn và lưu giữ độ ẩm cần thiết.
Lớp biểu bì trên da có chứa các tế bào hắc sắc tố Melanin có chức năng lưu trữ và tạo ra màu sắc trên da. Khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ, bức xạ tia cực tím hoặc kích thích nội tiết tố, các tế bào hắc sắc tố sản sinh ra nhiều sắc tố hơn và da trở nên sẫm màu. Đó là cách xuất hiện của nám, cũng như tàn nhang, hay đồi mồi.
Có những loại nám da nào?
Dựa trên độ sâu của sắc tố, nám được phân thành 3 loại: Nám biểu bì (nám mảng), nám chân sâu (nám hạ bì), nám hỗn hợp. Tùy từng loại mà mức độ đáp ứng điều trị sẽ khác nhau. Ví dụ nám biểu bì nằm ở lớp da trên cùng, có thể điều trị trong thời gian ngắn; Nám chân sâu sẽ khó điều trị hơn, do chân nám bám chắc vào các tế bào da, việc điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian và không phải phương pháp nào cũng có tác dụng.
Nám da không phải là ung thư, cũng không chuyển thành ung thư. Tuy nhiên, một số biểu hiện của ung thư da có thể tương tự với nám. Nếu bạn không chắc chắn, hãy tới gặp bác sĩ da liễu để chẩn đoán chính xác.
Nám có nổi lên trên da không?
Vết nám thường phẳng và không lồi lên trên da. Hãy tới bệnh viện để biết chính xác tình trạng rối loạn da của mình là gì.
Nám da có xuất hiện đột ngột hay không?
Không! Nám da xuất hiện và biểu hiện rõ ràng trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng.
Đốm đồi mồi / đốm nắng / đốm gan có phải là nám da không?
Nám đôi khi có thể bị nhầm với tàn nhang hoặc đồi mồi nhưng chúng không phải là một loại.
Có thể bạn muốn biết: Phân biệt nám và chứng tăng sắc tố
Bị nám bao lâu thì khỏi?
Nám da là một chứng rối loạn mãn tính điển hình. Có nghĩa là tình trạng này sẽ kéo dài. Một số người bị nám trong nhiều năm liền hoặc sống chung với nám cả đời. Nám cũng có thể chỉ bị trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như lúc mang thai.
Nám cũng có thể đáp ứng điều trị tốt và mờ đi, tùy vào phương pháp điều trị và cơ địa của mỗi người. Nếu bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì nám có cơ hội được chữa khỏi rất cao.
Bị nám có đau không?
Nám da gần như là vô hại. Nó không gây cảm giác đau, ngứa hay bất kỳ khó chịu nào cho cơ thể.
Nếu tôi bị nám da, điều đó có nghĩa là tôi sẽ bị bệnh tuyến giáp?
Những người bị nám da có nhiều khả năng mắc bệnh tuyến giáp. Do vậy, cẩn thận xem xét cơ thể mình khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Hy vọng những kiến thức cơ bản về nám da trên giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh nám da này. Nếu bạn đang gặp vấn đề về nám da hay bệnh da liễu nói chung, hãy liên hệ với phòng khám chuyên khoa da liễu Maia để đặt lịch hẹn khám và điều trị với các các bác sĩ đầu ngành của chúng tôi. Rất mong sẽ được đóng tiếp bạn trong thời gian gần nhất.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Những bài viết được nhiều người quan tâm