fbpx

Nhận biết để ngăn ngừa và điều trị sẹo hiệu quả

Sẹo là vết tích để lại sau tổn thương. Hầy như ai cũng sở hữu ít nhất một vết sẹo trên da. Đây là một tình trạng hoàn toàn bình thường nhưng không phải lúc nào cũng thẩm mỹ. Do vậy, điều trị sẹo như thế nào và cách ngăn ngừa hình thành sẹo là điều mà rất nhiều người quan tâm. 

1. Các loại sẹo trên da

Các vết sẹo là cách mà cơ thể chữa lành những tổn thương trên da. Sẹo thường được hình thành từ các mô sợi, có thể phẳng, lõm, lồi và màu sắc không tương đồng với màu da nguyên bản. Sẹo thường hình thành sau chấn thương, nhiễm trùng, mụn trứng cá và các tình trạng khác. Tùy thuộc loại tổn thương mà sẽ có loại sẹo và cách điều trị sẹo tương ứng.

Sẹo phẳng

Đây là loại sẹo “bình thường” nhất, không ảnh hưởng quá nhiều tới thẩm mỹ. Thường sẹo phẳng hình thành do các vêt thương mảnh, nhỏ và có thể mờ dần theo thời gian. Đa số loại sẹo này đều có màu hơi sáng và tương đối giống với màu da. 

Sẹo lồi do xóa xăm
Sẹo lồi do xóa xăm

Sẹo lồi

Sẹo lồi là loại sẹo hình thành do sự tăng sinh collagen quá mức trong quá trình chữa lành vết thương. Các mô này có thể tiếp tục phát triển ngay cả khi vết thương đã lành, và tăng trưởng vượt ra khỏi tổn thương ban đầu. Người bị sẹo lồi có thể ngứa, đỏ đau trong quá trình phát triển. Ở những khu vực cử động nhiều hoặc ma sát nhiều, sẹo lồi rất dễ hình thành và phát triển. Ngoài ra, loại sẹo này cũng xuất hiện thường xuyên ở những  người có cơ địa sẹo lồi. 

Sẹo lõm

Ngược lại với sẹo lồi, sẹo lõm là kết quả của việc thiếu collagen trong quá trình phục hồi làn da. Chúng có hình dạng là các vết lõm nhỏ trên da với phần đáy trơn và xơ cứng. Sẹo lõm hình thành chủ yếu do mụn trứng cá, thủy đậu và một số tổn thương khác. Sẹo lõm không phát triển qua thời gian như sẹo lồi nhưng khi da lão hóa, vết sẹo có thể trở nên rõ hơn.

Sẹo lõm do mụn trứng cá
Sẹo lõm do mụn trứng cá

Sẹo phì đại

Sẹo phì đại khá tương tự sẹo lồi, nhưng vết sẹo này không phát triển vượt ra khỏi vết thương ban đầu. Loại sẹo này thường phát triển mạnh trong thời gian mới hình thành. Nhưng sau một thời gian dài có thể xẹp dần mà không cần sử dụng tới các phương pháp điều trị sẹo.

Rạn da

Đây là loại sẹo khá đặc biệt, được hình thành khi da co lại hoặc giãn da nhanh chóng, làm đứt gãy, tổn thương các mô liên kết dưới da. Rạn da xuất hiện trong giai đoạn dậy thì, cơ thể phát triển đột ngột, giai đoạn mang thai, tăng cân… Rạn da hầu như không thể biến mất mà chỉ có thể cải thiện sắc tố của chúng. 

Sẹo co kéo

Loại sẹo này thường xuất hiện khi da bị căng hoặc co lại. Sẹo co kéo là hậu quả sau bị da bị bỏng. Loại sẹo này vừa mắt thẩm mỹ, vừa gây nhiều hạn chế tới hoạt động bình thường của cơ thể. 

Sẹo co kéo làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Sẹo co kéo làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

 

2. Các phương pháp điều trị sẹo

Trong công tác điều trị sẹo, điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao. Thông thường, sau khi vết thương lành da, bạn có thể tiến hành điều trị ngăn ngừa sẹo. Một số phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo có thể kể đến:

Loại bỏ tế bào chết, tái tạo bề mặt da

Những phương pháp có thể kể tới trong việc loại bỏ lớp trên của da gồm: mài da vi điểm, lột da hóa học. Mài da vi điểm là cách tẩy da chết cơ học bằng thiết bị chuyên dụng. Lột da hóa học sử dụng axit nồng độ cao để làm bong tróc lớp da bên ngoài. Cả hai phương pháp đều có thể loại bỏ lớp da chết trên cùng của da, kích thích tái tạo bề mặt da. 

Laser

Laser là công nghệ được sử dụng trong việc điều hòa sắc tố sẹo và kích thích tăng sinh collagen để lấp đầy sẹo lõm, sẹo rỗ. Có 2 loại laser là laser xâm lấn và laser tái tạo bề mặt da, tùy tình trạng sẹo và mức độ sẹo mà sử dụng loại laser phù hợp. 

Hỗ trợ điều trị sẹo bằng laser tại phòng khám Maia
Hỗ trợ điều trị sẹo bằng laser tại phòng khám Maia

Cắt đáy sẹo

Đây là phương pháp sử dụng đầu kim để cắt bỏ các chân sẹo bám chặt dưới da, giải phóng bề mặt da, kết hợp với các liệu pháp kích thích tăng sinh collagen (như PRP) để làm đầy vết sẹo lõm, sẹo rỗ. 

Tiêm corticosteroid

Phương pháp tiêm corticosteroid  thường được sử dụng cho sẹo lồi để làm xẹp sẹo, giảm kích thước sẹo và làm phẳng bề mặt sẹo. 

Hầu hết các phương pháp trên đều cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng và kích thước sẹo để sử dụng phương pháp phù hợp. Có thể kết hợp các phương pháp và thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả như mong muốn. Vết sẹo mới hình thành sẽ đáp ứng điều trị tốt hơn những vết sẹo đã tồn tại lâu năm, xơ cứng. 

3. Những cách ngăn ngừa sẹo hiệu quả

Sẹo là tổn thương vĩnh viễn và hầu như không thể phục hồi lại làn da như ban đầu ở những khu vực này. Để điều trị sẹo hiệu quả cần rất nhiều thời gian và chi phí. Chính vì vậy, bạn nên chủ động ngăn ngừa sẹo hình thành ngay từ ban đầu để tránh những hệ lụy về sau. 

Điều trị mụn sớm để ngăn ngừa sẹo
Điều trị mụn sớm để ngăn ngừa sẹo

Một số cách để ngăn ngừa sẹo bạn có thể tham khảo như sau:

  • Khi có vết thương, tổn thương trên da, hãy luôn giữ vệ sinh da thật kỹ để ngăn chặn viêm nhiễm, tổn thương sâu. 
  • Tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với vết thương vừa lành. Chúng có thể khiến da bị tổn thương và kích thích tăng sắc tố sau viêm. Đây là yếu tố góp phần làm sẹo trở nên thẫm màu hơn. 
  •  Dưỡng da với một chế độ khoa học để da luôn khỏe mạnh. Đặc biệt với những người bị mụn trứng cá, để mụn tiến triển nặng và viêm là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sẹo thâm, sẹo rỗ và sẹo lồi. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa vitamin A, B, C tăng tốc độ hồi phục da, ngăn chặn sự hình thành và tiến triển của mụn trứng cá. 
  • Sử dụng các loại miếng dán trị sẹo để ngăn chặn sẹo hình thành sau khi vết thương lành. 

Nếu bạn đang gặp tình trạng sẹo trên da, hãy liên hệ với phòng khám chuyên khoa da liễu Maia để đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ. Thông qua kiểm tra, đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sẹo thích hợp và hiệu quả nhất cho bạn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *