fbpx

Nguyên nhân hình thành mụn cóc là gì? Mụn cóc có lây không?

Nguyên nhân hình thành mụn cóc

Mụn cóc (mụn cơm)bệnh ngoài da phổ biến, có tốc độ lây lan nhanh. Từ vùng da này, mụn có thể mọc sang các vùng da khác, gây mất thẩm mỹ và đau nhức. Vậy, nguyên nhân hình thành mụn cóc là gì? Điều trị mụn cóc ở đâu hiệu quả? Thông tin này sẽ được phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là một khối u màu trắng có kích thước bằng hạt gạo nên thường được gọi là mụn cơm. Mụn sần sùi như súp lơ, có khi phẳng, nhẵn, mọc ở nhiều bộ phận khác nhau như bề mặt da tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục,….

Đa phần mụn cóc là mụn lành tính nên sẽ tự khỏi. Nó biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng, mụn mọc ngày một dày mang đến những phiền toái, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, mụn có xu hướng lan rộng ra nhiều vùng da gây đau nhức, mất thẩm mỹ.

Mụn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó tỷ lệ cao nhất là trẻ em. Đồng thời, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh như ung thư máu, HIV/AIDS,… cũng dễ nổi mụn cóc.

Nguyên nhân hình thành mụn cóc

Nguyên nhân dẫn đến mụn cóc có thể bao gồm:

Vi rút HPV xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết thương trên da. Khi vào bên trong cơ thể, vi rút phát triển và kích thích các tế bào trên bề mặt da, gây ra mụn cóc.

Nguyên nhân hình thành mụn cóc
Virus HPV là nguyên nhân hình thành mụn cóc

Mụn cóc có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân hoặc từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Gãi và nặn mụn cóc có thể làm mụn lan rộng. Da ngâm nước nhiều hoặc bị trầy xước thường dễ bị nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Thông thường, mụn cóc mất vài tháng để phát triển và xuất hiện trên da nên hầu như không ai để ý mụn cóc mọc trên cơ thể.

Một khi da của bạn tiếp xúc với vi rút, mụn cóc sẽ hình thành và phát triển trong vòng 2-6 tháng. Hệ thống miễn dịch của mỗi người phản ứng khác nhau với vi rút HPV. Vì vậy không phải ai tiếp xúc với chúng cũng sẽ bị mụn cóc. Những người có nguy cơ cao mắc mụn cóc thường bao gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên: do cơ thể chưa phát triển đầy đủ khả năng miễn dịch đối với vi rút
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như: bệnh nhân HIV/AIDS hoặc bệnh nhân đã được cấy ghép nội tạng.

Mụn cóc có lây không?

Mụn cóc có nhiều loại khác nhau. Chúng mọc phổ biến nhất trên bàn tay, cánh tay và chân. Mụn cóc tuy không phải là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khó chịu cho người bệnh vì thời gian điều trị lâu và nguy cơ lây nhiễm rất cao (như dùng chung vật dụng cá nhân,…).

Không chỉ vậy, mụn cóc còn có thể tự lây nhiễm. Lây từ vị trí ban đầu sang vùng da lân cận hoặc vùng da tiếp xúc trực tiếp do gãi, sờ, cầm…. Thông thường những mụn cóc này sẽ phát triển và lây lan nhanh chóng.

Nguyên nhân hình thành mụn cóc
Trẻ em là đối tượng dễ bị mụn cóc

Đây là bệnh thường gặp ở nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do thường xuyên tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus HPV (nghịch đất, cát, cắn móng tay, không đi giày dép,…).

Đọc chi tiết tại: https://maiamaia.vn/mun-coc-co-lay-khong-4-duong-lay-nhiem-mun-coc-nhanh-chong.html

Các dạng mụn cóc thường gặp

Mụn cóc được chia thành nhiều loại dựa trên kích thước của mụn và hình dạng của mụn:

Mụn cóc thông thường

Mụn mọc xung quanh bàn tay, ngón tay, quanh móng tay. Mụn thường là những chấm đen nhỏ và sần sùi. Chúng thường xuất hiện trên những vùng da bị trầy xước, chẳng hạn như do cắn hoặc cắt móng tay,…

Mụn cóc dạng sợi mảnh

Các nốt mụn mọc dài và mảnh trên da. Thường là xung quanh mắt, mũi và miệng và phát triển rất nhanh. Ở những bệnh nhân nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu, và khả năng chống lại vi rút gây mụn cóc gần như không tồn tại.

Nguyên nhân hình thành mụn cóc
Các dạng mụn cóc

Mụn cóc phẳng

Là những mụn cóc nhỏ (có kích thước từ 1mm đến 5mm), nhìn sơ qua và sờ vào sẽ ít sần sùi hơn. Mụn cóc này có thể mọc ở bất cứ đâu, thường ở mặt ở trẻ em, trên bàn chân ở phụ nữ và ở vùng mọc râu ở nam giới. Chúng có xu hướng lây lan nhanh chóng. Đôi khi có hàng chục nốt trên bàn tay, đôi khi thành dải dài gọi là hiện tượng Koebner. Thường gặp ở mu bàn tay, cẳng tay, mặt và cổ. Khi mụn cóc lây lan nhiều, cần phải điều trị nhiều lần, tốn nhiều thời gian.

Mụn cóc ở bàn chân

Thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân khiến người bệnh khó chịu, đau đớn khi di chuyển do chạm vào mụn cóc.

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc mọc xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Đây là triệu chứng giúp nhận biết bệnh sùi mào gà – một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con hoặc do tiếp xúc với dịch tiết của mụn. Loại mụn này thường có hình dạng giống như chùm súp lơ. Chúng có thể gây đau và ngứa, rất khó chịu cho người bệnh.

Điều trị mụn cóc ở đâu Hà Nội?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cóc như:

  • Chấm axit
  • Đóng băng
  • Dán băng keo
  • Tiểu phẫu
  • Sử dụng tia laser
  • Đốt điện

Tùy vào từng tình trạng mụn cóc, bác sĩ sẽ gợi ý phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn đang bị mụn cóc, hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia tại 21 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội:

  • Trực tiếp bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và phân tích tình trạng mụn cóc
  • Tùy từng loại mụn cóc, bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn phương pháp điều trị mụn cóc triệt để
  • Mụn cóc được điều trị nhanh chóng, không tái phát, không đau

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân hình thành mụn cóc và cách điều trị. Nếu bạn cần tư vấn về tình trạng này có thể gọi tới hotline 1800 4888 để được tư vấn miễn phí.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *