fbpx

Mụn cơm có lây không? Lây qua đường nào?

mun-com-co-lay-khong-1

Mụn cơm là loại mụn do virus papilloma ở người (HPV) gây ra, dễ lây, và đôi khi tan biến sau vài tuần hoặc vài năm. Mụn cơm khiến nhiều người lo lắng bởi làm mất tính thẩm mỹ đồng thời có khả năng lan rộng. Vậy mụn cơm có lây không?

Mụn cơm là gì? Những khu vực nào xuất hiện mụn cơm

Mụn cơm là gì?

Theo Quỹ Nghiên cứu y khoa Mayo Mỹ (MCO), mụn cơm là một khối u sần sùi, trắng, nhỏ, thường mọc trên da bàn tay hay bàn chân, trông giống một chùm súp lơ nhỏ. Mụn cóc rất phổ biến, do virus gây u nhú Papovavirus (Human Papilloma Virus) thuộc nhóm HPV gây ra, dễ lây, mọc tràn lan, và thường tan biến sau vài tuần hay vài năm. HPV gặp ở cả nam lẫn nữ, độ tuổi 20-45.

mun-com-co-lay-khong-5
Mụn cơm hay còn gọi là mụn cóc

Những khu vực nào có nguy cơ xuất hiện mụn cơm

Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành từng đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen đôi khi được gọi là hạt mụn cơm, thực ra là những mao mạch bị huyết khối. Mụn thường không đau và hay gặp nhất ở thanh thiếu niên. Mụn cơm có thể xảy ra ở lòng bàn chân với biểu hiện là nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt với những chấm đen li ti.

mun-com-co-lay-khong-6
Mụn cơm thường xuất hiện ở khu vực chân, tay

Phân loại

Virus HPV gây bệnh trên nhiều vị trí khác nhau của cơ thể do đó có rất nhiều loại mụn cóc khác nhau. Tuy nhiên, một số loại sau đây là dạng thường gặp nhất dựa vào hình dạng và khu vực nổi mụn:

  • Mụn cơm thông thường: Loại này thì có bề mặt màu trắng và sần sùi như bông cải, thường xuất hiện tại tay hoặc có dạng màu đen hay là sẫm do tình trạng nhiễm trùng da. Khi đó, bạn cần thăm khám và điều trị ngay để không khiến tình trạng trầm trọng hơn.
  • Mụn cơm bàn chân: Biểu hiện của dạng mụn cóc này là sẽ có những màng cứng và dày ngay trong lòng bàn chân khiến người bị đau khi di chuyển. Thông thường, mụn sẽ mọc ngược vào trong da, nguyên nhân là do virus xâm nhập vào da khi da bị vết cắt, xước hoặc nút.
  • Mụn cơm hình chỉ: Có màu giống như màu da, mụn cóc này sẽ xuất hiện ở những khu vực như cổ, mũi, vai hoặc cằm. Nếu có sức đề kháng yếu bạn hoàn toàn có khả năng bị loại mụn cóc này.
  • Mụn cơm Mosaic: Đây là một loại mụn cóc dạng nhóm và có khả năng lan rộng nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Loại mụn cóc này xuất phát điểm là mụn cóc hình chỉ.
  • Mụn cơm phẳng: Có màu nâu nhạt hoặc là màu vàng, xuất hiện trên tay với cổ với số lượng nhiều. Mụn cóc này thường gặp ở trẻ em hoặc thanh niên khi bị tổn thương da rồi bị virus HPV xâm nhập.
  • Mụn cơm sinh dục: Tên gọi khác của loại mụn cóc này là sùi mào gà. Dạng mụn cóc này lây qua đường tình dục và có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng.

Nguyên nhân dẫn đến xuất hiện mụn cơm

Mụn cơm hay còn gọi là mụn hạt cơm do virus HPV gây ra. Theo các bác sĩ da liễu, có tới hơn 100 chủng loại virus HPV. Loại virus này có thể xâm nhập và sinh trưởng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể gây mụn cơm ở tay, mụn cơm ở lòng bàn chân, mụn cơm ở quanh mắt hay ở bộ phận sinh dục. Những virus gây tổn thưởng trên da u nhú, mụn cóc phổ biến là loại TYPE 1, 2, 3, 10…

mun-com-co-lay-khong-4
Mụn cơm do virus HPV gây nên và có nguy cơ lây lan

Mụn cơm có lây không? Và lây nhiễm qua đường nào?

Mụn cơm có lây không?

Mụn cơm là bệnh dễ lây, có thể trực tiếp khi tiếp xúc với da qua vết xước hoặc cào, gãi hoặc lây nhiễm virus có thể gián tiếp qua các vật dụng bị nhiễm như các dụng cụ cầm tay, đi chung giày dép, dùng chung đồ sinh hoạt, chung hồ bơi hay nhà tắm công cộng…Những người bị suy giảm miễn dịch như bị bệnh AIDS, ghép tạng… sẽ dễ bị mụn cơm nhiều và lan rộng hơn. Bệnh mụn cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, để lâu mụn cơm sẽ mọc nhiều, lan rộng.

Mụn cơm lây nhiễm qua đường nào?

Mụn cơm là một trong những loại mụn khá phổ biến và xuất hiện ở 40% dân số. Chính bởi vậy mụn cơm hoàn toàn có thể lây nhiễm tuy nhiên chỉ thông qua một số con đường nhất định. Mụn cơm có thể lây nhiễm qua một số con đường:

  • Đường máu
  • Các vật dụng trung gian
  • Quá trình tiếp xúc ngoài da
  • Cơ chế tự lây nhiễm
mun-com-co-lay-khong-3
Tình trạng bệnh nhân tìm đến PKCK Da liễu Maia&Maia 

Mụn cơm có thể xuất hiện trên nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, do đó việc tiếp xúc với các vật dụng như khăn tắm, tay chà xát vào vùng da bị mụn cơm có thể khiến chúng lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể. Vì vậy, để phòng ngừa sự lây lan của mụn cơm, bạn nên giữ vệ sinh da, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và tránh chạm tay vào vùng da bị mụn cơm.

Cách ngăn ngừa mụn cơm lây lan

Giữ gìn vệ sinh và thân thể sạch sẽ, nên thường xuyên tắm gội và sử dụng các loại xà bông để bảo vệ da, loại bỏ những vi khuẩn bám trên da hoặc là hạn chế vi khuẩn từ những tiếp xúc không an toàn. Có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để tăng sự đề kháng của cơ thể, khi hệ thống miễn dịch hoạt động tốt bạn có thể hạn chế tình trạng bị phát bệnh kể cả khi có virus trong cơ thể.

mun-com-co-lay-khong-2
Cách tốt nhất để ức chế quá trình lây lan của mụn cơm là hãy giữ vệ sinh sạch sẽ

Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị mụn cơm. Nên sử dụng những biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Trong trường hợp có vết thương hở trên cơ thể thì cần phải chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ, băng kín, hạn chế để tiếp xúc với môi trường không an toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Nếu không may mắc bệnh thì không nên sờ, gãi hoặc chạm tay lên vùng ổ mụn để hạn chế tình trạng lây lan bệnh. Không tự điều trị khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ để không làm tình trạng bệnh nặng hơn. Hạn chế sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc hoặc chưa được kiểm chứng. Nên gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *