fbpx

Hướng dẫn chọn thuốc trị mụn cóc hiệu quả và an toàn

thuốc trị mụn cóc

Mụn cóc cơ bản không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nên nhiều người mắc bệnh chủ quan trì hoãn việc điều trị. Mặt khác, vẫn có nhiều người cho rằng cách chữa mụn cóc là các loại lá cây hoặc các bài thuốc dân gian. Vậy những loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả nhất hiện nay là gì?

1. Khi nào mụn cóc cần phải điều trị?

Nguồn gốc của mụn cóc không phải là bệnh do tiếp xúc hay do ăn thịt cóc. Mụn cóc thực chất là một bệnh da liễu do một loại virus ở người có tên Human Papilloma Virus (HPV) gây ra.

Hầu hết mụn cóc sau khi xuất hiện sẽ tự động biến mất mà người bệnh không cần điều trị. Thời gian trung bình của mụn cóc là 6 tháng. Mụn cóc có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, kể cả ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh phần lớn mụn cóc lành tính thì vẫn có nhiều loại mụn cóc có xu hướng phát triển nhanh, khả năng lây lan rộng nếu để lâu hoặc dễ tái phát sau khi đã lành. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị mụn cóc là nhu cầu thiết yếu của người bệnh. Những dấu hiệu cho thấy mụn cóc xuất hiện cần can thiệp điều trị là:

  • Mọc mụn cóc ở bộ phận sinh dục
  • Mụn cóc gây ra đau đớn cho người mắc phải
  • Mụn cóc kèm theo các triệu chứng khó chịu
  • Mụn cóc có biểu hiện lây lan nhanh chóng sang các khu vực xung quanh
  • Mụn cóc đã tồn tại hơn 2 năm

2. Mụn cóc có nguy hiểm không?

Bản chất mụn cóc không phải là bệnh da liễu nguy hiểm và có thể điều trị bằng nhiều giải pháp khác nhau. Vị trí xuất hiện mụn cóc thường là trên bàn tay, ngón tay, xung quanh móng tay với hình dạng là những chấm đen nhỏ, sần sùi hoặc dài. Mụn cóc cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn chân khiến người bệnh vô cùng khó chịu và đau đớn khi chạm vào.

3. Các loại thuốc trị mụn cóc tốt

Hiện nay, chưa có cách nào loại bỏ hoàn toàn virus HPV gây mụn cóc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hầu hết các phương pháp, sản phẩm trị mụn cóc hiện nay chỉ giúp làm tiêu nhân mụn, bạc sừng và ngăn chặn virus HPV lây lan sang các vùng lân cận, loại bỏ các tổn thương chết trên da. Dưới đây là các loại thuốc và cách sử dụng thuốc trị mụn cóc:

3.1. Các thuốc trị mụn cóc có chứa Acid salicylic

Salicylic acid là hoạt chất có công dụng loại bỏ lớp sừng ngoài cùng, làm dày sừng và hỗ trợ làm mềm vùng da xung quanh mụn cóc. Ngoài ra, loại thuốc trị mụn cóc này còn có tính sát khuẩn nhẹ, thường được bác sĩ kê đơn với nồng độ cao hoặc dùng dưới dạng gel, miếng dán, thuốc mỡ, kem cô đặc. Bác sĩ sẽ lựa chọn nồng độ thuốc trị mụn cóc phù hợp dựa trên mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân.

thuốc trị mụn cóc
Salicylic acid là hoạt chất có công dụng loại bỏ lớp sừng ngoài cùng

Axit salicylic có thể gây ra những tác dụng phụ như bỏng nhẹ và châm chích ở vùng bôi, hoặc lở loét và kích ứng da từ nhẹ đến trung bình.

3.2. Thuốc trị mụn cóc chứa Salicylic acid và Betamethasone

Trên thị trường hiện nay, hai hoạt chất này thường được bào chế dưới dạng kem bôi để dùng ngoài. Loại thuốc trị mụn cóc này hoạt động giống như một chất điều chỉnh phản ứng của hệ thống miễn dịch để điều trị bệnh vẩy nến, viêm da thần kinh hoặc các dạng viêm da dị ứng khác.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa axit salicylic và betamethasone có thể gây sưng tấy và lở loét, hoặc gây cảm giác nóng rát, viêm nhiễm cục bộ, ngứa, bong vảy khô hoặc tiết dịch khi sử dụng.

Lưu ý bệnh nhân ghép tạng, người suy giảm hệ miễn dịch không nên sử dụng thuốc có chứa betamethasone để hạn chế những rủi ro không đáng có.

3.3. Thuốc trị mụn cóc Cantharidin

Cantharidin là một loại thuốc terpenoid không mùi, không màu, có độc tố thường được tìm thấy trong bọ cánh cứng trong tự nhiên. Cantharidin có độc tính nhẹ và chủ yếu được sử dụng để ngăn ngừa mụn cóc phát triển.

Cantharidin sẽ khiến vùng da xung quanh mụn cóc phồng rộp và lành lại. Sau đó mụn cóc sẽ rơi ra. Sản phẩm thuốc trị mụn cóc này chỉ tác động trên bề mặt da nên không tác động đến lớp biểu bì bên trong, không để lại sẹo. Tuy nhiên, thuốc có thể gây kích ứng da nên chỉ được dùng tại chỗ khi có chỉ định của bác sĩ. Với mụn cóc ở lòng bàn chân, việc sử dụng Cantharidin có thể gây nhiễm trùng, viêm mô tế bào nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ.

Cantharidin không nên được sử dụng trên vết bớt, nốt ruồi, tổn thương da chưa được chẩn đoán, mụn cóc trên mí mắt, niêm mạc miệng, mũi, hậu môn và bộ phận sinh dục. Cantharidin không được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh mạch máu ngoại biên, đái tháo đường, bệnh tuần hoàn,…

3.4. Thuốc trị mụn cóc chứa Natri Hydroxit, Kali hydroxit

Công dụng chính của thuốc là điều trị mụn cóc, mụn thịt, sẹo lồi và nốt ruồi lớn. Cơ chế hoạt động của Natri Hydroxit, Kali Hydroxit là loại bỏ tế bào da chết, tăng trưởng và sản sinh tế bào da mới và chỉ có tác dụng trên vùng da bị tổn thương, không gây thâm sẹo, không ảnh hưởng đến da. Đây là sản phẩm trị mụn cóc an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, những bệnh nhân có làn da nhạy cảm có thể bị ngứa, kích ứng da hoặc mẩn đỏ nhẹ.

thuốc trị mụn cóc
Cơ chế hoạt động của Natri Hydroxit, Kali Hydroxit là loại bỏ tế bào da chết, tăng trưởng và sản sinh tế bào da mới

3.5. Thuốc trị mụn cóc chứa Acid Salicylic và Keratolytic

Thuốc giúp tăng cường độ ẩm cho da, phân giải các chất độc khiến các tế bào da kết dính lại với nhau, dễ bong tróc hơn. Từ đó giúp mụn cơm bong ra và hết chai sần, đồng thời tái tạo tế bào da mới.

4. Cách sử dụng thuốc trị mụn cóc

Khi sử dụng thuốc trị mụn cóc cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng thuốc trị mụn cóc sau:

  • Chỉ bôi thuốc trị mụn cóc trực tiếp lên nốt mụn, tránh bôi thuốc trị mụn cóc lên vùng da lành để tránh hủy hoại các tế bào da lành
  • Sử dụng thuốc trị mụn cóc đúng theo chỉ định, không lạm dụng thuốc trị mụn cóc để tránh tác dụng phụ hoặc quá liều
  • Sau khi tiếp xúc với mụn cóc và bôi thuốc, hãy rửa tay thật sạch
  • Không cố gắng lấy mụn hoặc gãi bừa bãi để không gây nhiễm trùng, tổn thương cho da
  • Ăn uống khoa học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ… để hỗ trợ điều trị mụn cơm hiệu quả

Trên đây là hướng dẫn cách chọn thuốc trị mụn cóc hiệu quả. Để được thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa da liễu đầu ngành và có phương pháp điều trị phù hợp nhất, bạn có thể đặt lịch qua hotline 1800 4888 hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám 21 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *