Rụng tóc do di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hói đầu khi tuổi tác thay đổi. Nhiều người nghĩ rằng hói đầu không phải là vấn đề đáng lo ngại và cứ để nó phát triển tự nhiên mà không cần che giấu. Những người khác lại sử dụng các phương pháp như tạo kiểu tóc, trang điểm để che đi. Số còn lại sẽ đến gặp bác sĩ để được điều trị nhằm chấm dứt tình trạng rụng tóc và phục hồi sự phát triển của tóc. Hôm nay, phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về hói đầu và cách điều trị.
1. Nguyên nhân gây hói đầu
Một người bình thường rụng khoảng 100 sợi mỗi ngày. Nhưng nhìn từ bên ngoài, tóc không mỏng đi vì tóc mới sẽ mọc lên thay thế. Hói đầu xảy ra khi sự cân bằng giữa rụng tóc và mọc tóc bị gián đoạn, hoặc khi các nang tóc bị thay thế và phá hủy bằng mô sẹo.
Hói đầu thường liên quan đến một hoặc các yếu tố sau:
Tiền sử gia đình (di truyền): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc. Nó được gọi là chứng hói đầu do di truyền ở nam hoặc hói đầu do di truyền ở nữ. Nó thường xảy ra dần dần theo độ tuổi.
Thay đổi nội tiết tố và bệnh lý: Có nhiều tình trạng khác nhau có thể gây ra rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời. Bao gồm thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con, các vấn đề về tuyến giáp và mãn kinh. Các tình trạng bao gồm rụng tóc từng mảng, nhiễm trùng da đầu như nấm da hoặc trichotillomania.
Thuốc và chất bổ sung: Rụng tóc có thể do tác dụng phụ của một vài loại thuốc. Chẳng hạn như những loại thuốc được sử dụng cho bệnh ung thư, viêm khớp, trầm cảm, bệnh tim, bệnh gút và tăng huyết áp.
Xạ trị vùng đầu: Sau khi xạ trị, tóc có thể không mọc lại như ban đầu.
Một số cách chăm sóc và tạo kiểu tóc: Một số phương pháp làm thẳng và tạo kiểu tóc có thể gây rụng tóc được gọi là rụng tóc do lực kéo. Xử lý tóc bằng dầu nóng có thể gây viêm nang lông và dẫn đến rụng tóc. Nếu sẹo phát triển, tóc sẽ rụng vĩnh viễn.
2. Các yếu tố nguy cơ của hói đầu
Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hói đầu, bao gồm:
- Tiền sử gia đình bị hói đầu.
- Tuổi tác.
- Giảm cân nhanh chóng.
- Một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh lupus.
- Stress.
Có thể bạn muốn biết: So sánh các phương pháp điều trị rụng tóc phổ biến hiện nay
3. Các triệu chứng của hói đầu
Rụng tóc có thể có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra rụng tóc. Rụng tóc có thể đột ngột hoặc từ từ, chỉ ảnh hưởng đến da đầu hoặc toàn bộ cơ thể. Rụng tóc có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Các triệu chứng và dấu hiệu của rụng tóc bao gồm:
Rụng tóc trên đỉnh đầu: Đây là loại rụng tóc phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả nam và nữ khi họ già đi. Rụng tóc ở nam giới chủ yếu bắt đầu từ trán, có hình chữ M. Phụ nữ nói chung không bị rụng tóc ở trán, nhưng vùng rụng tóc sẽ dần dần mở rộng.
Hói đầu từng mảng: Một số người bị rụng tóc tự nhiên thành từng mảng có kích thước bằng đồng xu. Loại rụng tóc này thường chỉ ảnh hưởng đến da đầu nơi có tóc. Nhưng đôi khi nó cũng có thể xảy ra trên râu hoặc lông mày. Trong một số trường hợp, da có thể bị đau hoặc ngứa trước khi tóc bắt đầu rụng.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Rụng tóc đột ngột: Một cú sốc về thể chất hoặc cảm xúc có thể gây ra rụng tóc. Trong các hành động như chải hoặc gội đầu, các mảng tóc có thể rơi ra. Thậm chí, chỉ cần một cái vuốt nhẹ cũng có thể khiến tóc rụng đầy bàn tay. Loại rụng tóc này thường khiến tóc mỏng đi, chứ không gây ra mảng hói.
Rụng lông tóc toàn thân: Một số điều kiện và phương pháp điều trị, chẳng hạn như hóa trị liệu ung thư, có thể gây rụng lông tóc trên toàn cơ thể. Tuy nhiên, tóc thường mọc lại sau đó.
Các đốm da tròn trên da đầu: Đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm, kèm theo đó là các dấu hiệu rụng tóc, mẩn đỏ, đôi khi chảy dịch.
4. Chẩn đoán rụng tóc
Nếu tình trạng rụng tóc ảnh hưởng tâm lý của bạn, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị. Nếu bạn bị rụng tóc đột ngột hoặc từng mảng, tóc rụng nhiều hơn bình thường khi gội hoặc chải tóc, hãy đến gặp bác sĩ. Vì rụng tóc đột ngột có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, khám lâm sàng và có thể chỉ định một số biện pháp sau:
- Xét nghiệm máu: Có thể giúp phát hiện các vấn đề bệnh lý liên quan đến rụng tóc.
- Kiểm tra kéo: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng kéo một nắm tóc để xem mức độ rụng tóc.
- Sinh thiết da đầu: Kiểm tra chân tóc để xem nhiễm trùng có phải là nguyên nhân gây rụng tóc hay không.
- Nhìn dưới kính hiển vi: Bác sĩ sẽ xem xét gốc của sợi tóc để giúp phát hiện những bất thường.
5. Hói đầu và cách điều trị
Các phương pháp điều trị hói đầu nhằm ngăn chặn tình trạng rụng tóc. Nó cho phép tóc mọc trở lại, hoặc ít nhất là làm chậm quá trình rụng tóc.
Nếu rụng tóc do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, thì nguyên nhân cần được giải quyết. Nếu rụng tóc do thuốc, hãy cân nhắc sử dụng loại thuốc đó.
Điều trị hói đầu bao gồm thuốc và phẫu thuật:
- Các loại thuốc thường được sử dụng là minoxidil (không kê đơn, dành cho nam và nữ), Finasteride (theo toa, dành cho nam), dutasteride (dành cho nam), thuốc tránh thai và spironolactone (đối với phụ nữ).
- Phẫu thuật cấy tóc.
- Liệu pháp laser liều thấp: Được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt, nhưng cần nghiên cứu thêm về hiệu quả lâu dài của nó.
Với những thông tin về hói đầu và cách điều trị trên đây, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về tình trạng này. Nếu có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhé!