Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nam hói đầu vẫn chiếm đa số. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và các phương pháp điều trị bệnh hói đầu hiệu quả.
1, Hói đầu ở nam là gì
Hói đầu ở nam là tình trạng tóc rụng rất nhiều. Dẫn đến nhiều mảng da đầu trơn láng, không thấy lỗ chân lông. Hói tóc ở nam giới dễ khiến cánh mày râu mất tự tin và tỷ lệ bị ở đàn ông cũng cao hơn chị em phụ nữ nhiều.
Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát, nhưng hói đầu sẽ khiến nhiều quý ông mất tự tin trong công việc, giao tiếp xã hội. Thậm chí khó đạt được một số mục tiêu mà mình mong muốn. Hói đầu có thể gặp ở cả nam lẫn nữ. Nhưng hói đầu nam giới chiếm tỷ lệ đa số. Theo phân tích của các chuyên gia, sự suy yếu của tế bào mầm tóc chính là căn nguyên khiến tóc đấng mày râu nhanh rụng, dẫn đến hói đầu.
2, Nguyên nhân gây hói đầu ở nam giới
Các yếu tố tác động khiến tế bào mầm tóc suy yếu và gây chứng hói tóc ở phái mạnh rất đa dạng. Điển hình như:
2.1 Do di truyền
Hói đầu di truyền là tình trạng hói đầu có liên quan đến gen. Khi trong gia đình có bố, mẹ bị bệnh hói đầu thì khả năng cao là con trai của họ cũng sẽ bị hói. Gen quy định hói ở đàn ông là gen trội cho nên đây chính là lý do khiến cho tình trạng hói đầu do di truyền là khá phổ biến ở nam giới.
2.2 Do rối loạn nội tiết tố
Là dạng thường gặp nhất ở nam giới. Do sự mất cân bằng của hormone Testosterone và Dihydrotestosterone (DHT) trong cơ thể nam giới, cụ thể là khi nồng độ Testosterone giảm thì DTH tăng lên, khiến cho nang tóc co lại nên tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào mầm tóc. Vì vậy, tóc trở nên dễ gãy rụng và rất khó mọc dày trở lại. Lâu ngày thành hói đầu ở đàn ông.
2.3 Sử dụng 1 số loại thuốc chữa bệnh
Một số loại thuốc gây ra hói đầu có thể kể đến như thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị bệnh lý về thần kinh, thuốc chống suy nhược, hay những liệu pháp chữa trị bằng hóa chất.
2.4 Bị stress trong thời gian dài
Nếu người nam giới bị stress, phải chịu áp lực nặng nề về tâm lý trong một thời gian dài sẽ gây nên tình trạng rụng tóc nhiều và dẫn đến hói đầu. Bởi vì, việc cơ thể căng thẳng quá lâu sẽ gây ra tình trạng rối loạn thần kinh nội tiết. Làm suy yếu tế bào mầm tóc, dẫn đến rụng tóc và hói đầu.
2.5 Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và mất cân bằng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học là một trong những yếu tố cần thiết để có một mái tóc chắc khỏe. Đặc biệt ở nam giới, khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ các dưỡng chất như protein, sắt, omega- 3, biotin… Thì cơ thể sẽ không đủ chất để giúp phát triển mái tóc và gây ra tình trạng hói đầu ở nam giới.
2.6 Một số thói quen hại tóc
Hút thuốc lá, thói quen nhổ tóc, gội đầu không đúng phương pháp, đi ngủ khi tóc còn ướt… Là một số thói quen dễ gây ra hiện tượng hói đầu sớm ở nam giới.
2.7 Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân dẫn đến hói đầu ở nam giới như nhiễm nấm từ nguồn lây. Mắc bệnh đái tháo đường, môi trường bị ô nhiễm
3, Nam giới ở độ tuổi nào dễ bị hói đầu
Tỷ lệ nam giới bị hói đầu luôn cao hơn so với nữ giới. Không những vậy, bệnh hói đầu hiện nay ngày càng trẻ hoá. Theo nghiên cứu khoa học, khoảng 25% đàn ông mắc chứng hói đầu do di truyền bắt đầu rụng tóc trước 21 tuổi. Ở độ tuổi 35, khoảng 66% nam giới sẽ bị rụng tóc ở 1 mức độ nào đó. Đến tuổi 50, khoảng 85% nam giới sẽ có mái tóc mỏng hơn đáng kể
4, Các triệu chứng hói đầu ở nam giới
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà tình trạng hói đầu có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Rụng tóc có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ và có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sau đây là triệu chứng do hói đầu kiểu nam (Male pattern hair loss, MPHL) thường gặp:
4.1 Hói ở trước trán (hình chữ M)
Đầu tiên, tóc sẽ rụng ở phía trước trán. Tóc con có mọc ra nhưng rất ít và nhanh chóng gãy, rụng. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy một đường chân tóc bị thụt lùi lại (trán càng ngày càng cao hơn) và xuất hiện những mảng hói đầu tiên. Lâu ngày mảng hói sẽ lan rộng ra, để lại vùng trán rộng, bóng nhẵn như “sân bay” – trán hói.
4.2 Hói ở đỉnh đầu – Hói kiểu chữ U
Tóc phía trên đỉnh đầu (thường là ở đường xoáy ốc) sẽ bị rụng nhiều dẫn đến hói một mảng nhỏ. Sau đó vùng hói này lan rộng ra toàn bộ da đầu. Sau cùng, chỉ còn lại tóc ở sau gáy và hai bên mang tai, da đầu nhẵn bóng. Không có biện pháp can thiệp sớm cả vùng bên trên đầu sẽ lộ một mảng hói lớn.
4.3 Hói mảng (rụng tóc hình chữ O)
Tóc có xu hướng rụng thành mảng trên đỉnh da đầu. Giai đoạn đầu, có sự xuất hiện của tóc con nhưng rất yếu ớt, tóc rụng nhanh. Da trên bề mặt nhẵn bóng và đường chân tóc teo dần, sau một thời gian có thể lan rộng ra toàn bộ da đầu.
5, Những phương pháp điều trị hói đầu ở nam giới
1, Dùng thuốc
Hiện nay, điều trị hói đầu ở nam giới có 2 loại thuốc được bác sĩ kê đơn: một loại dùng để bôi và một loại bằng đường uống. Đây là những loại thuốc có hiệu quả trong việc giảm tình trạng rụng tóc và giúp tóc mọc trở lại. Nhưng người bệnh phải dùng trong một thời gian khá dài, từ 3, 4 tháng đến 1 năm. Thêm vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Vì các loại thuốc này có khả năng cao sẽ gây ra các tác dụng phụ. Đặc biệt là loại thuốc dùng bằng đường uống.
2, Điều trị bằng laser
Liệu pháp laser hiện chưa phổ biến trong điều trị rụng tóc, hói đầu ở phái mạnh. Phương pháp này được sử dụng để giúp tăng cường tuần hoàn ở da đầu và kích thích các nang tóc phát triển. Mặc dù đây là một lựa chọn điều trị khá mới. Nhưng nó đã được coi là an toàn và có thể chấp nhận được. Nó cũng là một lựa chọn ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật cấy tóc.
Mặc dù nghiên cứu còn hạn chế đối với liệu pháp laser và sự phát triển của tóc. Một số nghiên cứu đã cho thấy kết quả đáng khích lệ. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2013 của Trusted Source bao gồm 41 nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 48 đã cho thấy sự mọc tóc trở lại đạt 39%.
3, Phẫu thuật cấy tóc
Cấy tóc là một phương pháp khá phổ biến trong quy trình điều trị hói đầu ở nam giới. Hai quy trình cấy tóc phổ biến nhất hiện nay là cấy đơn vị nang (FUT) và chiết đơn vị nang (FUE).
Ưu điểm của phương pháp cấy tóc là bạn có thể nhìn thấy hiệu quả rõ ràng sau khi cấy và phương pháp này cũng ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên đây là một phương pháp đắt đỏ, tốn kém và đặc biệt ở nhiều trường hợp. Sau khi cấy một thời gian, các nang tóc chỗ được cấy bị teo nhỏ và bị chết, gây nên tình trạng rụng tóc và hói trở lại.
FUT là phương pháp tách rời một phần da ở phía sau da đầu, nơi tóc vẫn đang mọc. Phần da này sau đó được chia thành hàng trăm mảnh nhỏ gọi là mảnh ghép và đưa những mảnh này ghép vào các phần của da đầu nơi tóc không mọc.
Một phương pháp cấy tóc phổ biến khác là FUE. Với FUE, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy từng nang tóc khỏe mạnh ra khỏi da đầu, sau đó tạo các lỗ nhỏ, nơi tóc không phát triển và đặt các nang tóc khỏe mạnh vào. Nhờ đó, tóc sẽ mọc đều trên cả da đầu.
Hói đầu tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến ngoại hình. Khiến người bệnh tự ti trong cuộc sống. Để có thể khắc phục tình trạng này thì trước tiên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân hói đầu ở đàn ông. Từ đó sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp.
Hy vọng bài viết trên của phòng khám chuyên khoa da liễu Maia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này
Những bài viết được nhiều người quan tâm