Dị ứng thời tiết là tình trạng có thể gặp ở mọi đối tượng và thường gặp khi chuyển mùa hoặc gặp các yếu tố thời tiết bất lợi như quá nóng, quá lạnh. Khi bị dị ứng, người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để giảm các triệu chứng bệnh. Trong đó, một câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm đó là bị dị ứng thời tiết có nên tắm không? Hãy cùng dalieuhanoi.vn tìm hiểu ngay sau đây!
Mắc bệnh dị ứng thời tiết có nên tắm không?
Có cần kiêng nước khi bị dị ứng thời tiết? Dị ứng thời tiết có nên tắm không? Đây là những thắc mắc của người bệnh mong muốn được giải đáp chính xác để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Dị ứng thời tiết là bệnh da liễu xảy ra ở những người rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, thời tiết. Khi thời tiết chuyển mùa, chức năng của hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban và nổi mề đay. Đôi khi ho, hắt hơi, khó thở, hen suyễn… cũng là dấu hiệu của tình trạng này.
Trên thực tế, cũng có những người bị dị ứng thời tiết không tắm vì sợ tình trạng bệnh nặng hơn. Một số khác lại cho rằng nếu không tắm, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi sinh sôi, phát triển khiến bệnh càng trở nên nguy hiểm.
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu đã khẳng định rằng việc không tắm cho người bị dị ứng thời tiết là phản khoa học. Tắm rửa đúng cách hàng ngày và vệ sinh da thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn cư trú trên vùng da bị tổn thương và gây viêm nhiễm. Việc tắm rửa hàng ngày sẽ không khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Theo thống kê, cứ 10 người thì có đến 6 người bị dị ứng thời tiết phát triển thành nhiễm trùng da chuyển sang giai đoạn mãn tính. Hầu hết các tình trạng này là do người bệnh không tắm và không vệ sinh da đúng cách hàng ngày.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Bị dị ứng thời tiết nên tắm sao cho đúng cách?
Tắm hoặc tiếp xúc với nước không phải là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng theo mùa. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau để hỗ trợ việc kiểm soát bệnh:
- Người bệnh nên dùng nước ấm khi tắm, không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ nước tắm tối ưu nên là 37 độ – tương ứng với nhiệt độ cơ thể.
- Người bệnh nên tắm ở nơi kín gió, tránh để da tiếp xúc với gió và không khí lạnh.
- Nhanh chóng lau khô da bằng khăn mềm sau khi tắm. Đừng ngâm mình trong bồn quá lâu.
Trên thực tế, nhiều người dùng các loại lá đun nước tắm theo các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này đều cần sự kiên trì thực hiện mới có hiệu quả. Chúng cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được đảm bảo vệ sinh.
Hơn nữa, những phương pháp này chỉ làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, cách tốt nhất là người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên nghiệp để được chẩn đoán. Đồng thời áp dụng phác đồ điều trị khoa học của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.
Bệnh dị ứng thời tiết không nên chủ quan. Vì bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Từ đó để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.
Có thể bạn muốn biết: Dị ứng thời tiết có lây không?
Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết bạn cần biết
Dị ứng thời tiết là một tình trạng ít nguy hiểm nhưng thường gặp và hay tái phát. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để chăm sóc cơ thể đúng cách, ngăn ngừa bệnh tái phát:
- Không sử dụng xà phòng và sữa tắm có chứa chất bảo quản và tẩy rửa mạnh. Vì nó có thể gây ra các phản ứng dị ứng đột ngột.
- Không nên ngâm nước quá lâu vì dễ bị nhiễm lạnh. Tốt nhất chỉ nên tắm trong vòng 10-15 phút.
- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên bằng kem dưỡng da có chiết xuất từ thiên nhiên. Việc dưỡng ẩm sẽ giúp da có đủ độ ẩm và hạn chế tình trạng da khô, ngứa.
- Người bị dị ứng thời tiết nên hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng gà, hải sản, các chất kích thích…. Đồng thời, người bệnh nên được bổ sung các thực phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất.
- Mỗi ngày người bệnh cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước để cung cấp đầy đủ độ ẩm cho da.
- Hãy chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm mồ hôi. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời gây ra mồ hôi.
- Không nên để bệnh nhân tiếp xúc với gió lạnh và nắng nóng. Khi phải ra ngoài, bạn nên che chắn cẩn thận. Không để các dị nguyên xâm nhập và gây bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Chẳng hạn như lông động vật, không khí ô nhiễm, phấn hoa,…
Như vậy có thể thấy bị dị ứng thời tiết có nên tắm và tắm một cách khoa học. Bên cạnh chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp, người bệnh nên thực hiện các biện pháp điều trị tích cực. Nhất là đối với những người thường xuyên bị dị ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.