Mụn trứng cá nặng và không được điều trị sớm có thể dẫn tới sẹo mụn. Phổ biến nhất là sẹo rỗ, sẹo thâm, ít hơn thì có sẹo phì đại. Để ngăn chặn hoặc cải thiện sẹo mụn cần lưu ý chăm sóc da đúng cách và sử dụng các phương pháp điều trị khoa học.
Mụn trứng cá bắt đầu xuất hiện từ lứa tuổi dậy thì do sự gia tăng tiết dầu nhờn trên da, kết hợp với các yếu tố như vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông. Một số điều kiện khác như di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt, stress cũng có thể khiến mụn bị bùng phát mạnh hơn.
Mụn không được điều trị đúng cách có thể gây nên những tổn thương vĩnh viễn và việc điều trị, thẩm mỹ cho da sau đó tốn nhiều thời gian và công sức hơn rất nhiều. Việc điều trị có thể cải thiện kết cấu da, lấp đầy sẹo rỗ, sẹo lõm, xóa thâm mụn và là phẳng sẹo lồi, sẹo phì đại. Điều trị sớm và đúng thì làn da có thể cải thiện lên tới 70% – 90%.
1. Có những loại sẹo mụn nào?
Cơ chế hình thành mụn và sẹo mụn
Lỗ chân lông tắc nghẽn là tiền đề cho mụn trứng cá hình thành. Bởi vì vi khuẩn và bã nhờn không thể thoát ra ngoài, nhân mụn sẽ dần hình thành sẽ khiến cho lỗ chân lông bị mở rộng ở bên trong. Việc mở rộng này sẽ gây chèn ép các tế bào xung quanh khiến chúng bị tổn thương. Đó là lúc phản ứng viêm bị kích hoạt.
Theo cơ chế phản ứng của cơ thể, lớp keratin mới sẽ được hình thành trong lỗ chân lông để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, điều này lại vô tình làm lỗ chân lông bít tắc hơn. Tất cả những yếu tố như bã nhờn bít tắc, keratin sừng hóa cổ nang lông và phản ứng viêm khiến lỗ chân lông bị phá hỏng cấu trúc và hình thành mụn.
Sự tổn thương cấu trúc khiến cho vi khuẩn tăng mạnh và viêm lan rộng sang các khu vực lân cần. Điều này giải thích tại sao mụn thường lây lan sang các khu vực xung quanh. Da của bạn sẽ cố gắng sửa chữa bằng cách sản sinh lượng collagen mới và chính lượng collagen này là nguyên nhân chính gây nên sẹo của bạn.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Sẹo phì đại
Khi lượng collagen được sản sinh ra quá mức cần thiết, lớp mô xơ được tạo ra vượt quá bề mặt da, hình thành những điểm sẹo như sẹo lồi. Sẹo phì đại có kích thước bằng với tổn thương ban đầu và có thể xẹp đi theo thời gian ở một số người, nhưng dấu vết trên bề mặt da vĩnh viễn không thể hồi phục được.
Sẹo rỗ, sẹo lõm
Trái ngược với sẹo phì đại, sẹo lõm hình thành khi lượng collagen tạo ra quá ít và không đủ để chữa lành vết thương do mụn. 90% những người bị mụn nặng và không điều trị sớm đều bị sẹo lõm do mụn. Tùy theo tình trạng da và mức độ nghiêm trọng của mụn mà có thể hình thành sẹo lõm đáy nhọn, đáy vuông hay đáy tròn.
Với mỗi loại sẹo lại có phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp nhiều liệu pháp để mang lại hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn muốn biết: Sẹo rỗ đáy nhọn: Nguyên nhân hình thành, hướng điều trị và ngăn ngừa
2. Các phương pháp điều trị sẹo mụn trứng cá
Sẹo mụn là loại tổn thương sâu và vĩnh viễn trên da, cho nên bạn không thể loại bỏ chúng bằng các loại thuốc bôi ngoài da mà cần cả can thiệp, xâm lấn sâu trong da. Những phương pháp điều trị và phục hồi da bị sẹo mụn có thể kể đến gồm: lăn kim vi điểm, laser tái tạo, tiêm, cắt đáy sẹo, PRP, TCA…
Lăn kim vi điểm
Lăn kim vi điểm là thủ thật sử dụng thiết bị có các kim siêu nhỏ để tạo vết thương trên bề mặt da. Hoạt động này sẽ kích thích da tiết ra collagen và elastin để cải thiện sẹo.
Phương pháp này phù hợp với sẹo lõm nông và nhỏ vì tác động của nó không lớn. Song song với lăn kim, bác sĩ cũng sẽ sử dụng các dưỡng chất như huyết tương giàu tiểu cầu hay tinh chất meso để hỗ trợ da lành lại nhanh hơn.
Lăn kim không quá đau đớn nhưng vẫn có thể khiến da của bạn bị sưng trong vài ngày, kèm theo đó là bong tróc da. Bạn cũng cần có chế độ chăm sóc da và bảo vệ da đúng cách sau khi lăn kim.
Lăn kim có thể mang lại hiệu quả ngay sau một buổi nhưng để thấy sự khác biệt rõ ràng, và thực hiện đủ liệu trình theo khuyến cáo của bác sĩ. Đây là một phương pháp khá đơn giản, nếu bạn có sẹo nặng thì phương pháp này không mang lại hiệu quả cao.
Sử dụng laser để điều trị sẹo mụn
Laser có thể tác động sâu vào trong da với các bước sóng thích hợp. Cho nên phương pháp này thích hợp để sử dụng điều trị các loại sẹo mụn. Mục tiêu của laser là giúp tái tạo da và kích thích sản sinh collagen, da sáng hơn, đều màu hơn.
Laser cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao. Bởi mỗi loại tình trạng sẹo sẽ thích hợp với loại laser khác nhau. Laser có thể gây bỏng da, tổn thương da vĩnh viễn, tăng sắc tố da nếu không có chuyên môn, vì vậy tuyệt đối không thực hiện phương pháp này ở những cơ sở không uy tín.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Cắt đáy sẹo
Phương pháp cắt đáy sẹo được sử dụng đối với những điểm sẹo có chân sâu, rõ ràng như sẹo đáy nhọn. Mục đích là cắt các sợi mô xơ để giải phóng bề mặt da, sau đó sử dụng các phương pháp thích hợp để làm đầy sẹo bằng cách kích thích sản sinh collagen mới.
Tương tự như laser, phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ là người am hiểu về sẹo, giúp hạn chế tổn thương xuống mức thấp nhất, cũng như điều trị mang lại hiệu quả thực sự.
Tuyệt đối không thực hiện tại các cơ sở không có kiến thức chuyên môn nếu không muốn tình trạng sẹo của mình trở nên trầm trọng hơn.
Chấm TCA
Đây cũng là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo mụn. TCA có tác dụng tái tạo lại da ở vùng sẹo bằng cách gây tổn thương bằng axit trichloroacetic
Với nồng độ thích hợp kết hợp với các sản phẩm tái tạo da, TCA là phương pháp tốt trong điều trị sẹo lõm đáy nhọn. Nhưng bạn hết sức cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này. Axit nồng độ không phù hợp có thể gây bỏng da và tổn thương da suốt đời. Bạn không nên sử dụng khi không có sự giám sát và tư vấn của bác sĩ da liễu.
Tiêm cortisone
Phương pháp này được sử dụng trong điều trị sẹo phì đại. Laser hay áp lạnh cũng được áp dụng để làm mềm sẹo, làm phẳng sẹo và cải thiện sắc tố sẹo trong trường hợp này.
Việc loại bỏ sẹo mụn có thể mất tới vài tháng do tính chất của sẹo. Do vậy điều trị sẹo mụn cần kiên nhẫn và quan trọng nhất là cần được thực hiện bởi bác sĩ da liễu. Với phác đồ điều trị tỉ mỉ cùng với các phương pháp thích hợp, làm da của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện.