Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn chuyên khoa Da liễu thẩm mỹ cho biết: “Bệnh vẩy nến móng tác động chủ yếu vào móng tay, chân của người bệnh, làm thay đổi màu sắc hoặc nền của móng. Những triệu chứng này thường gây ảnh hưởng cả về mặt thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh”.
Bệnh vẩy nến nấm móng là gì?
Mặc dù vẩy nến trông giống như bệnh da liễu, nhưng đây lại là bệnh mãn tính do hệ thống miễn dịch gây ra. Các triệu chứng bệnh vẩy nến có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng.
Thông thường, sau 28 – 30 ngày, các tế bào da sinh sản một lần. Nhưng khi một người bị bệnh vẩy nến, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động quá mức và làm cho các tế bào tăng sinh. Cứ khoảng 3 – 4 ngày, tế bào da lại sinh sản một lần. Kết quả là da của người bệnh sẽ dày lên, đỏ và ngứa.
Móng tay cũng không ngoại lệ vì móng là một phần của da. Móng tay phát triển từ rễ móng nằm dưới lớp biểu bì. Bệnh vẩy nến móng tay sẽ bắt đầu hình thành từ trong rễ móng.
>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về DA
Dấu hiệu của bệnh vẩy nến móng tay, chân
- Móng bị rỗ, có vết lõm trên móng.
- Móng xuất hiện đốm trắng hoặc có vết sọc.
- Móng bị dày lên, hình dạng, kích thước của móng thay đổi.
- Móng bị tách ra khỏi nền móng.
- Móng bị đổi màu sang màu vàng hoặc nâu.
- Dưới móng đôi khi bị chảy máu.
Những thay đổi khác của móng như:
- Bong tróc móng: Nếu móng bị bong ra khỏi nền móng, vi khuẩn sẽ phát triển trong khoảng trống này dẫn đến xuất hiện mảng màu vàng trên đầu móng.
- Tăng sừng dưới da: Là tình trạng nhiều lớp sừng tại biểu bì tăng sinh dưới móng. Khi tăng sinh, các tế bào này sẽ đẩy móng lên, gây khó chịu hoặc đau đớn khi người bệnh tác động lực lên chúng.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Những nhầm lẫn về bệnh
Bệnh vẩy nến ở móng tay trông giống như bệnh nhiễm nấm, chẳng hạn như nấm móng. Bệnh này cũng làm cho móng dày lên. Bệnh nấm móng thường xảy ra cùng với bệnh vẩy nến móng tay, chính vì vậy sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Chẩn đoán chính xác bệnh rất quan trọng vì điều trị nhiễm nấm rất khác so với điều trị bệnh vẩy nến móng tay.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến móng
Bệnh vẩy nến móng tay không phải lúc nào cũng gây đau, nhưng nó làm mất thẩm mỹ và gây ra sự bối rối, mặc cảm cho người bệnh. Nên việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn móng xấu đi.
1. Thuốc bôi tại chỗ:
Kem, thuốc mỡ hoặc sơn móng tay có chứa các thành phần sau đây sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh trong trường hợp nhẹ.
2. Thuốc bôi toàn thân:
Nếu bệnh vẩy nến móng tay gây khó khăn cho việc đi lại hoặc sử dụng tay, bác sĩ sẽ kê toa thuốc trị vẩy nến có tác dụng toàn thân cho người bệnh.
Những loại thuốc này không tác động riêng biệt lên các khu vực có triệu chứng mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người bệnh. Đối với những loại thuốc bôi có tác dụng toàn thân cần mất một thời gian dài mới nhận thấy được những cải thiện rõ rệt trên móng.
3. Chế phẩm sinh học:
Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Chúng rất hữu ích trong việc điều trị một loạt tình trạng bệnh, bao gồm cả bệnh vẩy nến và đặc biệt là vẩy nến móng tay.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
4. Diệt trừ nấm:
Theo tổ chức bệnh vẩy nến quốc gia, khoảng 1/3 số người bị bệnh vẩy nến móng tay cũng bị nhiễm nấm. Vì vậy khi điều trị vẩy nến, bác sĩ thường kê thêm toa thuốc điều trị nhiễm nấm cùng một lúc. Tuy nhiên, đôi khi những loại thuốc này sẽ gây ra tác dụng phụ như phát bạn da hoặc tổn thương gan.
5. Điều trị nội khoa corticoid:
Điều trị bệnh vẩy nến móng tay bằng phương pháp điều trị nội khoa như tiêm thuốc corticosteroid vào nền móng. Phương pháp này tạo ra kết quả tích cực ở một số bệnh nhân, đặc biệt là khi nó được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị tại chỗ. Để giảm thiểu cơn đau khi tiêm, bác sĩ sẽ dùng kèm theo chất gây tê.
Tuy nhiên nếu lạm dụng corticoid trong điều trị vẩy nến gây nguy hiểm khôn lường. Do đó, khi điều trị bằng phương pháp này bạn cần có sự theo dõi sát sao từ bác sĩ chuyên khoa da liễu.
6. Cắt bỏ móng tay:
Nếu cần thiết, bạn sẽ cần phải cắt bỏ móng bị vảy nến đi. Các phương pháp cắt bỏ móng cho người bị vảy nến là:
- Phẫu thuật.
- Dùng tia X.
- Ure có nồng độ cao để loại bỏ móng.
Tuy nhiên khi mọc lại, móng tay sẽ có vẻ ngoài bất thường. Nếu móng bị nhiễm trùng gây đau, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau cho người bệnh.
7. Điều trị không dùng thuốc:
Bệnh vẩy nến có thể điều trị bằng liệu pháp quang học hoặc tia laser.
Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về tính hiệu quả của những phương pháp này. Do đó, các nhà khoa học không khuyến khích người bệnh tìm đến các phương pháp này để điều trị cho bệnh vẩy nến.
Điều trị bằng laser sẽ gây đau đớn cho người bệnh, còn điều trị bằng các liệu pháp quang học sử dụng tia cực tím A (UVA) làm tăng nguy cơ ung thư da.
8. Điều trị tại nhà cho bệnh vẩy nến móng tay:
Có nhiều biện pháp điều trị vẩy nến móng tay tại nhà cho người bệnh, chẳng hạn như dùng giấm hoặc tỏi. Tuy vậy, vẫn chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào đề cập đến sự hiệu quả khi sử dụng các phương pháp tại nhà này.
Các biện pháp khắc phục tại nhà không có tác dụng đối với bệnh vẩy nến toàn thân. Ngoài ra, một số phương pháp có thể gây thêm đau hoặc tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ trị liệu tại nhà nào cho bản thân.
9. Chăm sóc và vệ sinh móng tay:
Việc chăm sóc và vệ sinh tại nhà không thể ngăn ngừa bệnh vẩy nến, nhưng có thể giúp tránh nhiễm trùng.
Khi bị bệnh vẩy nến móng tay, người bệnh nên cắt tỉa móng gọn gàng, sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ.
Để loại bỏ bụi bẩn từ dưới móng tay, hãy ngâm tay trong nước xà phòng kháng khuẩn. Tránh làm sạch móng tay bằng vật sắc nhọn.
Thoa kem dưỡng ẩm vào móng và lớp biểu bì giúp móng mềm mại. Làn da mềm mại sẽ giúp ngăn ngừa móng mọc ngược.
10. Phương pháp thẩm mỹ:
Bệnh vẩy nến móng tay gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ. Trong trường hợp này, có thể chuyển sang các giải pháp thẩm mỹ.
Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp thẩm mỹ, bạn cần nhớ:
- Không chọc vào lớp biểu bì, vì việc làm này sẽ làm cho triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn, nhiễm trùng sẽ phát triển và dẫn đến bùng phát bệnh vẩy nến.
- Không đeo móng giả, vì các hóa chất trong keo dán móng có thể làm hỏng và gây kích ứng nền móng.
Mách nhỏ phương pháp chăm sóc móng
Người bệnh cần thực hiện các bước sau để chăm sóc móng:
- Giữ móng tay ngắn, gọn gàng: giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và ngăn chặn móng bị gãy hoặc vỡ.
- Bảo vệ tay: Khi làm việc với các chất tẩy rửa, bảo vệ móng bằng cách đeo găng tay bằng cotton hoặc cao su, đặc biệt khi người bệnh đang bôi thuốc điều trị. Tuy nhiên, tránh bảo vệ tay bằng việc găng tay cao su latex vì nó sẽ gây kích ứng da nhạy cảm.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Giúp ngăn ngừa bàn tay và móng tay trở nên quá khô. Song chỉ nên lựa chọn những sản phẩm không có mùi để tránh các thành phần hóa học gây kích ứng không đáng có.
- Tránh cắn, cạy móng tay: Đây là thói quen tổn hại rất nhiều cho móng người bệnh vì gây nhiễm trùng và bùng phát bệnh vảy nến.
Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia có:
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc tối ưu cho làn da của bạn. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.
- 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị.
- Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa.
- Cơ sở vật chất hiện đại.
- Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP.
- Sở Y Tế cấp phép hoạt động.
- Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 1800 4888 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.