Trứng cá là một bệnh da viêm với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Bên cạnh bốn cơ chế chính là tăng tiết bã nhờn, tăng sừng hóa cổ nang lông. Hoạt động của vi khuẩn C.acnes và phản ứng viêm quanh nang lông. Nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến bệnh như yếu tố di truyền, hormone, stress, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn và lối sống. Sự liên quan giữa chế độ ăn và trứng cá là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân. Vậy ảnh hưởng của chế độ ăn với bệnh trứng cá là như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1 Cơ chế bệnh sinh của trứng cá
Cơ chế bệnh sinh của trứng cá gồm 4 yếu tố chính: tăng sản xuất bã nhờn, tăng sinh vi khuẩn Curtobacterium acnes (C. acnes, trước đây được gọi là Propionibacterium acnes), tăng sừng hóa cổ nang lông. Và phản ứng viêm ở khu vực nang lông- tuyến bã.
Sản xuất bã nhờn quá mức xảy ra do sự gia tăng hoạt động của hormone androgen. Và yếu tố tăng trưởng giống insulin-1(IGF-1). IGF-1 đã được chứng minh là làm giảm nồng độ trong nhân của yếu tố phiên mã FoxO1. Dẫn đến kích hoạt con đường tín hiệu của phức hợp rapamycin 1 ở động vật có vú (mTORC1). Phức hợp này có liên quan đến chuyển hóa và tăng sinh tế bào. Trong mụn trứng cá, mTORC1 kích thích tăng sinh tuyến bã. Đồng thời tổng hợp lipid và tăng sản tế bào sừng. Leucine, một axit amin phổ biến trong thịt và protein từ sữa, cũng kích hoạt mTORC1.
Ngoài ra, IGF-1 làm tăng nồng độ androgen, androgen lại có tác dụng làm tăng sản xuất IGF-1 nội sinh. Tạo thành một vòng điều hòa ngược dương tính càng làm tăng sản xuất bã nhờn. Tăng insulin máu làm tăng mức lưu hành của IGF-1 và protein gắn với IGF. Nó tác động trực tiếp đến tăng sản tế bào sừng và quá trình chết tế bào theo chương trình. Hormone tăng trưởng và chất trung gian gây viêm cũng có liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá.
2 Ảnh hưởng của một số loại thực phẩm trong chế độ ăn đến mụn trứng cá
1. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các sản phẩm sữa ảnh hưởng đến trứng cá thông qua tăng nồng độ yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) trong huyết thanh. IGF-1 kích thích tổng hợp nội tiết tố androgen từ buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam. Dẫn đến tăng nồng độ của androgen tự do. Ngoài ra, sữa bò công nghiệp đã được báo cáo là có nhiều yếu tố tăng trưởng khác. Như tiền chất của testosterone, chất này tăng sinh nhân mụn thông qua kích thích sản xuất bã nhờn và tăng sừng hóa của đơn vị nang lông-tuyến bã. Do quá trình chế biến sữa tách béo làm tăng nồng độ của các chất có hoạt tính sinh nhân mụn. Đồng thời loại bỏ bớt estrogen. Một thành phần được chứng minh là làm giảm mụn trứng cá.
2. Thực phẩm có chỉ số đường huyết/tải lượng đường huyết cao
Chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) là một thông số để phân loại các nhóm thực phẩm, đồ uống theo mức độ làm tăng nồng độ đường máu sau ăn so với đường glucose. Tải lượng đường huyết (glycemic load – GL) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm. Chỉ số này thể hiện lượng carbohydrate trong loại thực phẩm đó.
Các loại thức ăn có GI và GL cao phổ biến là cơm trắng, đường, bánh ngọt, kẹo các loại snacks… Các thực phẩm có GI và GL thấp phổ biến là các loại hoa quả ít ngọt (táo, đào, dâu), rau xanh, sữa đậu nành, sữa chua …GI và GL đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến cơ chế bệnh sinh trứng cá. Ví dụ, chế độ ăn uống ít GL làm giảm nồng độ androgen tự do và tăng protein liên kết với IGF-1. Do đó làm giảm nồng độ IGF-1 tự do.
3. Acid béo
Acid béo omega-3 đã được chứng minh là làm giảm IGF-1. Chất này có liên quan đến tiết bã và bít tắc nang lông. Acid béo omega-3 cũng ức chế tổng hợp leukotriene B4. Do đó làm giảm các tổn thương viêm trong mụn trứng cá. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ ít cá hơn trong chế độ ăn và tăng mức độ nặng của mụn trứng cá. Ngoài ra, tăng tiêu thụ chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có liên quan đến việc tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.
4. Kẽm
Kẽm là một vi chất thiết yếu cho sự phát triển và hoạt động của làn da con người. Tác dụng của kẽm trong cơ chế bệnh sinh của trứng cá bao gồm kìm khuẩn C. acne. Giảm sản xuất các cytokine tiền viêm và TNF-α. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh nhân trứng cá có nồng độ kẽm huyết thanh thấp hơn người bình thường.
Nghiên cứu của Michaelson và Fitzherbert tiến hành năm 1970 cho thấy mụn trứng cá được cải thiện khi bổ sung kẽm qua đường uống ở những bệnh nhân thiếu kẽm. Liều bổ sung thông thường là kẽm gluconate 200mg/ngày, kẽm sulfat 200- 600mg/ngày. Tuy nhiên việc bổ sung kẽm với liều này gây nhiều tác dụng phụ tiêu hóa như nôn, buồn nôn và tiêu chảy. Các tác dụng này có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng kẽm ngay sau bữa ăn. Ngoài ra, kẽm làm hạn chế hấp thu đồng nên cần bổ sung đồng nếu dùng kẽm kéo dài.
5. Vitamin A
Vitamin A là một nhóm các hợp chất có trong nhiều sản phẩm có nguồn gốc động vật cũng như thực vật. Retinol thường có trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Còn các sản phẩm từ thực vật thường có chứa provitamin A (carotenoid). Các nguồn vitamin A chính là sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, gan, cá và các loại dầu cá.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin A (retinol) bằng đường uống có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Khi sử dụng liều cao (300 000 U / ngày đối với phụ nữ và 400 000–500 000 U / ngày đối với nam giới), ít tác dụng phụ. Tác dụng phụ duy nhất quan sát được là khô da và khô môi.
3. Kết luận:
Tác động của chế độ ăn uống đối với quá trình điều trị mụn trứng cá vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi, nhưng không thể bỏ qua. Có nhiều bằng chứng về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, các acid béo bão hòa. Và chế độ ăn GI/GL cao đối với mụn trứng cá. Vai trò của chất chống oxy hóa, probiotics, axit béo omega-3, kẽm, vitamin A, cà phê, sô-cô-la trong chế độ ăn uống đối với bệnh sinh trứng cá vẫn chưa rõ ràng. Trong thực tế lâm sàng, bác sĩ da liễu cần biết các yếu tố trong chế độ ăn có tiềm năng gây ra hoặc làm nặng lên tình trạng trứng cá của bệnh nhân và cần lắng nghe bệnh nhân của họ.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác tại Da Liễu Maia để biết thêm nhiều thông tin chi tiết nhé.
Những bài viết được nhiều người quan tâm