fbpx

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh giang mai

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn cho biết: ”Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh lâu nhất trong tất cả các bệnh xã hội thường gặp, có thể lên đến hơn 30 năm. Nếu được điều trị sớm, bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn”. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng sau khi điều trị khỏi, bệnh giang mai có tái phát không”? Sau đây, hãy cùng Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia tìm hiểu về phương pháp điều trị giang mai nhé.

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh giang mai

Bệnh giang mai nếu không được điều trị sớm, đúng cách, đúng phương pháp sẽ khiến cho bệnh phát triển ngày càng nặng hơn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống tình dục, gây vô sinh – hiếm muộn, thậm chí ở giai đoạn cuối sẽ dẫn tới những biến chứng không thể phục hồi gây tử vong.

Để tìm ra phương pháp điều trị giang mai bác sĩ sẽ thăm khám dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh, sau đó các bác sỹ mới có chỉ định điều trị hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.

Nên có phương pháp điều trị bệnh giang mai càng sớm càng tốt
Nên có phương pháp điều trị bệnh giang mai càng sớm càng tốt

1. Điều trị nội khoa

Sau khi có kết quả thăm khám, nắm bắt được tình trạng bệnh lý và tình hình sức khỏe của người bệnh, các bác sỹ sẽ sử dụng thuốc tây y chuyên khoa nhằm loại bỏ và ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai, mang lại hiệu quả cao, an toàn và nhanh chóng.

2. Điều trị ngoại khoa

Phương pháp miễn dịch cân bằng đang được phòng khám áp dụng cho những trường hợp bệnh giang mai đã phát triển nặng, điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bệnh giang mai nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu thì có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên nếu để bệnh phát triển sang các giai đoạn tiếp theo thì việc tìm phương pháp điều trị giang mai sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.

Vì vậy, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì người bệnh nên tiến hành thăm khám, xét nghiệm và có phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Phát hiện bệnh giang mai muộn sẽ khó điều trị hơn
Phát hiện bệnh giang mai muộn sẽ khó điều trị hơn

Những lưu ý khi mắc bệnh giang mai

1. Giai đoạn đầu mới phát hiện bệnh

Khi mới phát hiện hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạn cần thăm khám bác sĩ sớm để có những chẩn đoán phân biệt chính xác, đặc biệt:

  • Giang mai thời kỳ thứ 2 cần phân biệt với: dị ứng thuốc, phát ban do virus, vẩy nến…
  • Giang mai thời kỳ thứ 3 cần phân biệt với: ung thư hạch, nấm sâu, gôm lao…

2. Cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết

Người bệnh đến thăm khám và điều trị bệnh với bác sĩ không nên có tâm lý e ngại mà cần thành thật cung cấp đầy đủ thông tin bệnh sử, hành vi quan hệ tình dục, quá trình dùng thuốc, bản thân dị ứng với những loại thuốc nào…để bác sĩ hiểu toàn diện bệnh và có cách điều trị phù hợp.

>>> Có thể bạn muốn biết: Phương pháp hỗ trợ điều trị bạch biến

3. Người bệnh giang mai không nên có thai

Vì mức độ lây nhiễm cũng như biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai khi mắc bệnh giang mai, nên các bác sĩ khuyên phụ nữ nếu nghi ngờ mắc bệnh hoặc đang điều trị bệnh thì không nên mang thai.

Không nên mang thai trong khi mắc bệnh giang mai
Không nên mang thai trong khi mắc bệnh giang mai

4. Không nên quan hệ tình dục

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Người bệnh trong giai đoạn đầu không nên quan hệ tình dục vì rất dễ lây nhiễm cho đối tác. Người bệnh đã điều trị khỏi cũng rất dễ tái phát nếu có quan hệ tình dục không an toàn. Nên có lối sống lành mạnh, chung thủy với một bạn tình và luôn sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục (sử dụng bao cao su).

Những lưu ý trong quá trình hỗ trợ điều trị

Để phương pháp điều trị giang mai mang lại hiệu quả được tốt nhất, hạn chế thấp nhất khả năng tái phát có thể xảy đến, bệnh nhân nên lưu ý một số điểm sau:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị: Người bệnh cần điều trị theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kiên trì dùng thuốc đúng nguyên tắc và đủ liều, không tự ý bỏ ngang điều trị bệnh rất dễ tái phát lại với mức độ nặng hơn, gây khó khăn cho chữa trị sau này.
  • Thông báo ngay với bác sĩ khi có bất thường: Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể xuất hiện một vài phản ứng phụ và triệu chứng như: sốt cao, đau đầu, toàn thân mệt mỏi… thì bạn không nên chủ quan mà hãy thông báo với bác sĩ ngay nhé.
Người bị bệnh giang mai nên kiên trì điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Người bị bệnh giang mai nên kiên trì điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tái khám định kỳ đúng hẹn: Sau khi được bác sĩ chuyên khoa xác nhận khuẩn bệnh không còn phát triển, các xét nghiệm cho kết quả âm tính (-) thì bệnh nhân vẫn cần tái khám đúng hẹn nhằm phát hiện những xoắn khuẩn gây bệnh có thể quay lại.

>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về DA

Những thắc mắc thường gặp khi mắc bệnh

Câu 1: Chưa từng quan hệ tình dục thì có bị bệnh giang mai không?

Trả lời: Bệnh giang mai chủ yếu lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục không an toàn, tương tự các bệnh xã hội khác như: sùi mào gà, lậu… các cử chỉ âu yếm, vuốt ve đều không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nếu đối tác đang mang vi khuẩn Treponema pallidum.

Câu 2: Sau điều trị âm tính thì sau đó em có còn khả năng lây sang vợ và con không?

Trả lời: Bệnh giang mai là bệnh có thể điều trị khỏi hẳn và không tái phát. Khi em đã điều trị khỏi triệt để và tất cả các chỉ số trong xét nghiệm bệnh giang mai đều âm tính thì vợ và con em sẽ không bị lây bệnh từ em.

Câu 3: Ngoài lây qua đường tình dục, bệnh giang mai còn lây nhiễm qua những con đường nào?

Trả lời: Như đã chia sẻ ở trên, ngoài lây nhiễm qua đường tình dục bệnh còn lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung đồ cá nhân với người nhiễm bệnh là quần áo, đồ lót, khăn tắm, chăn gối, bàn chải đánh răng…

Một số trường hợp, người khỏe mạnh chỉ cần có vết thương nhỏ mà tiếp xúc với vật dụng có dính mủ, chất dịch hoặc máu của người bệnh thì rất dễ bị lây nhiễm bệnh.

Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại trong mạch máu người bệnh một thời gian dài. Do đó, các hoạt động như: tiêm thuốc, truyền máu, nhận máu, sử dụng chung bơm kim tiêm… đều có thể làm cho mầm bệnh nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và phát bệnh.

Hình ảnh : Thạc sỹ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho bệnh nhân
Thạc sỹ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho bệnh nhân

(*) Lưu ý: Nếu để càng lâu và không điều trị bệnh giang mai sớm ở những giai đoạn đầu thì việc điều trị về sau sẽ rất khó khăn và để lại những di chứng nặng nề. Hơn nữa, nguy cơ tái nhiễm cũng cao hơn do điều trị ở thời điểm này chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của bệnh mà không thể loại bỏ hoàn toàn xoắn khuẩn giang mai.

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia có:

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh giang mai. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị
  • Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.
Đội ngũ Bác sỹ tại phòng khám chuyên khoa da liễu Maia
Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa da liễu Maia

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan tới phương pháp điều trị giang mai, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 1800 4888 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *