Bệnh tổ đỉa ở bàn tay là một bệnh da liễu mãn tính, có nguy cơ tái phát lại nhiều lần khiến những người bị bệnh đành ngậm ngùi sống chung với lũ. Tuy nhiên về lâu về dài thì những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh ngoài da này sẽ gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh và buộc họ phải tìm đến các cách chữa bệnh tổ đỉa bàn tay càng sớm càng tốt. Vậy hãy cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa ở tay.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở tay
Bệnh tổ đỉa ở tay là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì và chỉ cần quan sát bằng mắt thường kết hợp với những dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa dưới đây thì bạn có thể xác định mình có bị mắc bệnh da liễu mãn tính hay không?
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh tổ đỉa ở tay đó là hiện tượng đau, rát ở bàn tay và các ngón tay hay còn gọi là bệnh tổ đỉa ở ngón tay. Tiếp theo đó là sự xuất hiện của các nốt mụn nước, chúng thường mọc ở lòng bàn tay, ở kẽ giữa các ngón tay và các đầu ngón tay.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Đặc điểm nhận dạng mụn có màu trắng trong, chứa nước hoặc chứa dịch, nhỏ li ti, kích thước khoảng 1 – 2mm, đầu mụn nước dày rất khó vỡ, chúng mọc thành từng đám gây hiện tượng da sần sùi. Người bị bệnh tổ đỉa thường xuyên cảm thấy ngứa rát khó chịu ở vùng da bị bệnh và việc gãi là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên khi bạn vô tình gãi làm vỡ mụn nước sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da và gây bội nhiễm. Chưa kể việc xuất hiện mụn nước ở ngón tay còn khiến móng tay bị biến dạng, khô và nứt nẻ trông rất mất thẩm mỹ.
Có thể bạn muốn biết: Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa
Nguyên nhân gây bệnh bệnh tổ đỉa ở bàn tay, ngón tay
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa nhưng dưới đây là những yếu tố đưa ra cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tổ đỉa ở tay:
- Di truyền: Trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ hay cả bố và mẹ bị bệnh tổ đỉa thì nguy cơ con sinh ra mắc bệnh tổ đỉa là rất cao.
- Thời tiết, khí hậu: Thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để bệnh tổ đỉa phát triển mạnh.
- Tiếp xúc với môi trường độc hại: Nếu da tay tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, nước bẩn, chất tẩy rửa,… khiến da tay bị tổn thương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
- Người có cơ địa ra nhiều mồ hôi tay: Đổ mồ hôi tay thường xuyên đặc biệt trong mùa hè sẽ là cơ hội tốt cho bệnh tổ đỉa bùng phát.
- Thực phẩm chứa coban: Ăn những thực phẩm như gan, sữa, các loại hạt, nghêu, cá,… có chứa nhiều coban cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa ở tay
Để chữa bệnh tổ đỉa ở ngón tay hay ở bàn tay bạn có thể lựa chọn các cách như: Uống kết hợp bôi thuốc tây hoặc áp dụng các phương pháp dân gian hay uống thuốc đông y. Tuy nhiên đây là bệnh da liễu có nguy cơ tiến triển thành mãn tính nếu không có phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách. Trong khi đó những phương pháp chữa bệnh tổ đỉa nói trên chưa chắc chắn về hiệu quả mang lại hoặc đòi hỏi bạn phải thực hiện trong một thời gian dài. Vì vậy, tốt nhất bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán cũng như có phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tổ đỉa ở bàn tay và ngón tay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 1800 4888 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.