Thời tiết mùa đông đang chuyển sang lạnh và ẩm hơn, kèm theo những cơn mưa thất thường ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thời điểm này trẻ rất dễ bị cảm, viêm phổi, viêm da… đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Khi đó, việc chăm sóc và cho trẻ ăn đúng cách trong mùa đông của cha mẹ sẽ giúp ngăn ngừa những tác động xấu của thời tiết đến sức khỏe. Bài viết hôm nay, dalieuhanoi.vn sẽ bật mí cho bạn thực phẩm cho bé ăn mùa đông giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cường đề kháng.
1. Nên bổ sung thực phẩm cho bé ăn mùa đông nào?
Để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật và đáp ứng nhu cầu năng lượng cho bé, các món ăn cho trẻ mùa đông cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, ngũ cốc nguyên hạt có khả năng cung cấp năng lượng lâu dài. Chất đạm trong thịt, cá, trứng, sữa và chất béo trong dầu thực vật giúp trẻ không bị đói, tránh suy kiệt cơ thể.
1.1. Nhóm tinh bột
Mùa đông là thời điểm cơ thể trẻ cần nhiều tinh bột (hoặc đường) hơn các thời điểm khác trong năm. Vì vậy, món ăn mùa đông của trẻ cần nhiều tinh bột hơn bình thường.
Thông thường nguồn cung cấp tinh bột là gạo (cơm), mì. Cha mẹ có thể đa dạng hóa thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, bí đỏ,… Lợi ích của những thực phẩm này là thành phần chứa nhiều đường (ngược lại kẹo chỉ chứa đường đơn) giúp cơ thể trẻ no lâu và cung cấp nhiều năng lượng.
Để tăng cảm giác ngon miệng và thu hút trẻ ăn nhiều hơn, cha mẹ nên chế biến cho trẻ những món ăn mùa đông đa dạng theo sở thích của trẻ để cung cấp đủ tinh bột và năng lượng cho cơ thể.
1.2. Nhóm đạm và chất béo
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nhóm thực phẩm giàu đạm sẽ kích thích cơ thể sinh nhiệt nhiều hơn các thực phẩm khác. Vì vậy, cho bé ăn những thực phẩm có hàm lượng đạm cao vào mùa đông sẽ giúp cơ thể bé giữ ấm tốt hơn.
Ngoài thịt, cá, trứng, sữa và các nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm một dưỡng chất thiết yếu khác. Đó là chất béo từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật (như dầu mè, dầu đậu nành).
Khi nấu các món rau mùa đông cho bé hàng ngày, mẹ nhớ không cho quá nhiều dầu. Khi nấu nên cho thêm vài thìa dầu thực vật. Có nhiều dạng chất béo khác cần cung cấp cho trẻ nhỏ như dùng bơ đậu phộng, sinh tố bơ hay bơ thực vật… đôi khi trẻ cũng có thể dùng phô mai, sữa và váng sữa tùy theo khẩu vị.
1.3. Các loại vitamin thiết yếu
- Vitamin D: Nghiên cứu khoa học cho thấy có tới 80% lượng vitamin D được cơ thể tổng hợp thông qua quá trình hấp thụ tia UVB qua da. Vì vậy, tắm nắng là cách cung cấp vitamin D hiệu quả cho cơ thể bé. Nhưng vào mùa đông, khi có ít ánh sáng mặt trời, thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của bé sẽ bị hạn chế. Vì vậy, các món nấu cho trẻ trong mùa đông phải đảm bảo cung cấp lượng vitamin D cần thiết. Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm sữa, trứng, dầu cá, cá hồi, phô mai, nấm… Mẹ cần linh hoạt chế biến các thực phẩm giàu vitamin D trên thành món ăn ngon và dinh dưỡng cho bé trong mùa đông.
- Vitamin E và C: Vitamin E và C có thể cải thiện khả năng thích ứng với thời tiết lạnh của cơ thể. Hai loại vitamin quan trọng này có rất nhiều trong các loại rau xanh (đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm như mồng tơi, cải xanh, cải xoong…), trái cây và các loại dầu thực vật.
- Vitamin B2: Đây là khoáng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống chọi của cơ thể trước những thay đổi bất lợi của thời tiết. Các sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa chua được coi là nguồn giàu vitamin B2. Ngoài ra, mẹ có thể chế biến các món ăn mùa đông cho con để cung cấp vitamin B2 từ các thực phẩm như trứng, lòng, thịt gia cầm, ngũ cốc, trái cây tươi, đậu và các loại hạt.
2. Tăng cường thêm các bữa phụ khi cho bé ăn mùa đông
Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trong bữa ăn, mẹ cũng có thể cung cấp thêm năng lượng cho con thông qua các bữa phụ như súp, bánh snack, bánh hấp, bánh chiên…
Vào mùa lạnh, thay vì cho bé uống sữa tươi, tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị cho bé một ly sữa ấm. Điều này vừa cung cấp thêm năng lượng vừa tăng khả năng giữ ấm cho trẻ. Một loại thực phẩm bổ dưỡng khác mà các bé hay dùng là sữa chua.
Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ viêm họng ở trẻ nhỏ nên cách cho trẻ ăn sữa chua đúng cách vào mùa đông là lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh 15-20 phút trước khi dùng để giảm cảm lạnh. Đồng thời, khi ăn nhắc trẻ ăn chậm, ăn từng miếng nhỏ, không vội vàng.
Ngoài ra, cha mẹ chỉ cho con dùng 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày. Uống quá nhiều sữa chua vào mùa đông có thể gây rối loạn tiêu hóa. Lưu ý thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là sau bữa ăn. Mùa đông thích hợp cho trẻ uống sữa chua, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, thúc đẩy hấp thu dinh dưỡng.
Trên đây là những thực phẩm cho bé ăn mùa đông mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho bé trong mùa đông này.