fbpx

Sự thật về mụn có thành nốt ruồi không?

Mụn có thành nốt ruồi không

Mụn có thành nốt ruồi không là nỗi lo của rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Để tránh hoang mang và lo lắng, bạn nên tìm hiểu kỹ và chính xác vấn đề này.

Mụn và nốt ruồi từ lâu đã khiến nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu. Hầu hết mọi người đều thắc mắc làm thế nào mà những chiếc mụn để lâu lại có thể biến thành nốt ruồi. Điều này khiến nhiều chị em hoang mang và lo sợ. Vậy câu trả lời chính xác là gì? Hãy cùng phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nốt ruồi là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi mụn có thành nốt ruồi không chúng ta cần làm rõ khái niệm về nốt ruồi và mụn.

Nốt ruồi hình thành ở phần dưới của biểu bì. Chúng là những khối u tế bào sắc tố lành tính nằm trong mô da. Mụn ruồi có thể “mọc” ở bất cứ đâu trên cơ thể.

Nốt ruồi được hình thành do sự phân bố sắc tố da không đồng đều. Hiểu đơn giản là sắc tố da phải phân bố đều trên da. Tế bào hắc tố có nhiệm vụ tạo ra sắc tố da để mang lại màu sắc tự nhiên. Nhưng trong một số trường hợp, các sắc tố lại tập trung thành từng đám.

Nốt ruồi thường có màu nâu sẫm hoặc đen và có thể phẳng hoặc nhô cao. Trong một số trường hợp, nốt ruồi có thể mọc riêng lẻ hoặc thành đám.

Mụn có thành nốt ruồi không
Sự khác biệt giữa nốt ruồi và mụn đầu đen

Nốt ruồi thường xuất hiện nhiều hơn ở tuổi vị thành niên hoặc phụ nữ mang thai hoặc khi da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Cũng không có thay đổi đáng kể về kích thước hoặc màu sắc của nốt ruồi theo thời gian. Đôi khi lông mọc trên nốt ruồi. Các nốt ruồi không thể thay đổi hoặc tự biến mất.

Đọc thêm: Lưu ý khi tẩy nốt ruồi để tránh sẹo, an toàn, không mọc lại

Mụn để lâu có thành nốt ruồi không?

Mụn đầu đen được hình thành khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Lỗ chân lông bị tiết dầu, kết hợp với bụi bẩn, tẩy trang không kỹ, tích tụ nhiều tế bào chết. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn sẽ hình thành mụn.

Nếu không nặn, nhân mụn sẽ trồi lên da, sậm màu và cứng. Lúc này chúng ta không thể nặn ra được. Nguyên nhân khiến mụn chuyển sang màu đen như nốt ruồi là do chất nhờn bị oxy hóa bởi không khí. Nốt ruồi như mô tả ở trên là khối u tế bào hắc tố. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng nốt ruồi và mụn trứng cá hoàn toàn khác nhau.

Liệu một nốt mụn có thể biến thành nốt ruồi không?

Dựa vào cơ chế hình thành và tính chất khác nhau của nốt ruồi và mụn đầu đen đã giới thiệu ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng mụn không biến thành nốt ruồi. Vì vậy, mọi người không phải quá lo lắng về việc mụn không nặn sẽ biến thành nốt ruồi.

Khi bị mụn đầu đen thì nên làm gì?

Nếu trên da có nhiều mụn đầu đen, bạn có thể áp dụng theo những cách sau:

Chăm sóc da đúng cách

  • Làm sạch da mặt 2-3 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt có chứa axit salicylic. Nó giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và thông thoáng lỗ chân lông. Khi rửa mặt sạch sẽ là bạn đã giúp da kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa mụn hình thành. Trong quá trình rửa mặt, bạn nhớ massage nhẹ nhàng, để không làm tổn thương da. Đặc biệt là vùng da nhạy cảm và vùng bị mụn.
Mụn có thành nốt ruồi không
Làm sạch da đúng cách để ngăn ngừa mụn
  • Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên trang bị cho mình mũ rộng vành, áo chống nắng, khăn che mặt và kính. Điều này sẽ giúp da bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và khói bụi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mụn đầu đen.
  • Một điểm nữa là bạn cũng nên cố gắng hạn chế sử dụng phấn trang điểm. Chúng có chứa các chất hóa học có thể gây ảnh hưởng xấu đến da, đặc biệt là vùng da dễ bị mụn đầu đen. Nếu hay trang điểm, bạn nên sử dụng các loại nước tẩy trang và sữa rửa mặt để làm sạch da kỹ lưỡng.

Chế độ sinh hoạt khoa học

Bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, lấy chế độ ăn uống lành mạnh làm nguyên tắc. Tránh ăn nhiều dầu mỡ, cay và ngọt. Vì những thực phẩm này khiến chất độc tích tụ trong cơ thể nhiều hơn. Bạn cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, để cơ thể luôn đủ nước. Điều này sẽ giúp thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng và làn da sẽ tươi sáng hơn.

Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, duy trì nếp sinh hoạt điều độ. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng, giữ cho cơ thể cân bằng, nội tiết tố ổn định.

Bạn cũng đừng bao giờ cố nặn mụn đầu đen. Điều này có thể khiến mụn viêm thêm, dễ bị nổi mụn mủ, mụn bọc hoặc lây lan sang các vùng da khác.

Nếu bạn đã áp dụng những cách trên mà vẫn không giảm được mụn đầu đen, hãy đến bệnh viện chuyên khoa hoặc trung tâm da liễu uy tín, chất lượng để được bác sĩ thăm khám, tìm hiểu rõ ràng và có hướng điều trị.

Hy vọng với bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc mụn có thành nốt ruồi không cũng như những mẹo nhỏ giúp giảm mụn đầu đen mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được làn da khỏe mạnh và rạng rỡ.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *