Mụn trứng cá ở vùng kín là một vấn đề thường gặp của cả nam giới và nữ giới. Hiện tượng này khiến nhiều người lầm tưởng với mụn trứng cá trên mặt. Tuy nhiên, đây có thể là một triệu chứng cảnh báo một vấn đề sức khỏe. Vì vậy, bài viết dưới đây của phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn trứng cá ở vùng kín, nguyên nhân và hướng điều trị.
Mụn trứng cá ở vùng kín là gì?
Vùng kín có mụn trứng cá là tình trạng mụn mọc với nhiều kích thước khác nhau ở bộ phận sinh dục. Chúng thường được tìm thấy ở vùng da xung quanh bộ phận sinh dục nam hoặc nữ. Loại mụn này không ảnh hưởng đến thẩm mỹ như mụn trứng cá trên mặt. Chúng thường khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Cảm giác rõ ràng hơn khi bộ phận này cọ xát với quần áo.
Nhiều người coi mụn vùng kín là một vấn đề tế nhị và nhạy cảm. Do đó, nhiều bệnh nhân tự dùng thuốc tại nhà mà không đến cơ sở y tế. Điều này khiến nhiều trường hợp vùng kín bị lở loét, viêm nhiễm. Vì vậy, việc nhận biết sớm và phát hiện sớm tình trạng mụn này là rất quan trọng và cần thiết.
Đọc thêm: Những cách trị mụn trứng cá phổ biến nhất hiện nay
Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở vùng kín
Việc xác định được nguyên nhân gây ra mụn ở bộ phận sinh dục sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trên thực tế, việc nổi mụn trứng cá ở vùng kín có rất nhiều nguyên nhân. Cụ thể như:
- Vệ sinh vùng kín kém: Điều này không chỉ có thể dẫn đến nổi mụn ở vùng kín. Chúng còn tạo điều kiện hình thành các bệnh phụ khoa. Nếu không được loại bỏ, bụi bẩn, dầu thừa và tế bào chết có thể làm tắc nghẽn nang lông và gây ra mụn.
- Mặc quần lót quá chật: Mặc không đúng kích cỡ có thể khiến da bạn đổ nhiều mồ hôi. Vì vậy mà bộ phận sinh dục luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men sinh sôi. Thói quen này còn làm tăng khả năng mắc các bệnh như viêm da tiết bã nhờn, hắc lào, bạch biến.
- Rối loạn nội tiết: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến âm đạo nổi mụn ồ ạt. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể khiến da ở vùng kín tiết nhiều bã nhờn hơn. Chúng sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt thúc đẩy sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây mụn.
- Tăng tiết tuyến bã nhờn: Bình thường, tuyến bã nhờn có chức năng làm mềm da và điều hòa thân nhiệt. Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, chúng có thể tạo ra dầu thừa trên da, từ đó dẫn đến nổi mụn.
- Do mắc một số bệnh nội tiết: Nguyên nhân nổi mụn vùng kín có thể là do các bệnh lý nội tiết như cường giáp, hội chứng Cushing…
- Một số nguyên nhân khác: chế độ ăn uống không cân bằng, sống trong môi trường khí hậu nóng ẩm, hoặc lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid cũng là nguyên nhân khiến vùng kín bị nổi mụn.
Dấu hiệu nổi mụn trứng cá ở vùng kín
Dấu hiệu nổi mụn trứng cá vùng kín điển hình phải kể đến như sau:
- Xuất hiện mụn dạng mụn nước, mụn mủ, nốt sần, mụn đầu trắng,… nhưng không có nhân.
- Các nốt mụn có kích thước khác nhau, nhưng thường lớn hơn các nốt mụn bình thường trên mặt.
- Mụn sưng đỏ, khi sờ vào có thể thấy rõ dịch trắng hoặc mủ bên trong.
- Sau vài ngày, mủ bên trong vỡ ra khiến mụn sưng tấy, khó chịu khi cọ vào quần áo.
- Vị trí nổi mụn nhiều nhất là vùng bẹn hoặc sâu hơn.
Mụn trứng cá vùng kín có nguy hiểm không?
Mụn trứng cá ở vùng kín là tình trạng phổ biến hiện nay. Hầu hết, tình trạng này đều ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu biết cách điều trị và chăm sóc đúng cách, mụn sẽ nhanh chóng hết và lành sau vài ngày. Ngược lại, nếu để lâu ngày hoặc chữa mụn không đúng cách, mụn ở vùng kín có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Mụn ở phụ nữ mang thai nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai có thể bị sinh non và nhiễm trùng sau sinh. Thậm chí là thai chết lưu, sảy thai. Trẻ sinh ra có thể bị nhiễm trùng giác mạc, hệ miễn dịch kém, viêm phổi, v.v.
- Tăng khả năng vô sinh: Nổi mụn ở vùng kín có thể gây ra các bệnh như viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng… Những bệnh này sẽ làm tăng khả năng vô sinh ở nữ giới.
- Áp xe: Mụn ở bộ phận sinh dục cũng có thể biến thành áp xe. Sự rối loạn làm tăng kích thước của mụn, gây sưng tấy và đau ngay cả khi không hoạt động.
- Nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình: Quan hệ tình dục khi đang bị mụn ở bộ phận sinh dục cũng có thể khiến bạn tình của bạn có nguy cơ mắc bệnh. Vì chỉ cần sơ ý làm vỡ nốt mụn cũng có thể dẫn đến lây lan vi khuẩn mụn.
- Sẹo: Nếu bạn không biết cách chăm sóc đúng cách, mụn bọc có thể để lại sẹo thâm, vết lõm trên da. Điều này có thể gây ra tâm lý xấu hổ, mất tự tin cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ.
Cách điều trị mụn trứng cá ở vùng kín an toàn
Khi thấy vùng kín có mụn trứng cá, bạn đừng xấu hổ mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám. Một số phương pháp điều trị tại nhà không thực hiện đúng cách. Điều này sẽ khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh tại chỗ. Chúng thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá để ức chế sự phát triển của P. acnes. Nó cũng ngăn ngừa mụn nổi nhiều hơn.
- Kem bôi có chứa axit salicylic. Thuốc bôi có chứa hoạt chất này giúp làm sạch dầu, bụi bẩn và giảm sừng hóa nang lông. Ngăn chặn sự lây lan và phát triển của mụn trứng cá. Tuy nhiên, loại này cần có đơn thuốc đặc biệt của bác sĩ.
- Một số trường hợp nổi mụn ở bộ phận sinh dục là do mụn rộp, mụn cóc sinh dục,…. Việc điều trị có thể phức tạp hơn và thường phải áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa (ALA-PDT). Chúng cần được đốt và loại bỏ các nốt mụn, ngăn ngừa biến chứng và tái phát.
Cách tốt nhất để điều trị mụn trứng cá vùng kín hiệu quả là hãy đến gặp bác sĩ khi phát hiện tình trạng bất thường trên da.
Trên đây là những thông tin về mụn trứng cá ở vùng kín. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi các bệnh da liễu khác tại https://maiamaia.vn/kham-benh-da-lieu nhé!