fbpx

Nổi mày đay hậu covid điều trị như nào?

nổi mày đay hậu covid

Đại dịch coronavirus (COVID-19) đang diễn ra có tác động lớn đến việc chăm sóc sức khỏe trên toàn xã hội. Đặc biệt là những di chứng lâu dài của nó. Trong đó, nổi mẩn trên da sau covid là một trong những thách thức mà các bác sĩ da liễu phải đối mặt. Chất lượng cuộc sống hàng ngày sẽ giảm đáng kể khi bệnh nhân nổi mày đay hậu COVID-19 trong hơn sáu tuần mà không được điều trị đầy đủ.

Hãy cùng phòng khám Maia&Maia tìm hiểu về chứng bệnh này trong bài viết sau đây.

1. Da nổi mày đay hậu COVID-19 là gì?

Tác động tiềm ẩn của COVID-19 trong thực hành lâm sàng, chẳng hạn như phát ban sau Covid, rất phức tạp. Mày đay (hay còn gọi là mề đay) là một bệnh da liễu với nhiều phân nhóm mày đay. Tùy thuộc vào thời gian của các triệu chứng, bệnh mề đay được phân loại gồm mề đay cấp tính hoặc mãn tính.

Mề đay cấp tính:

Mề đay cấp tính thường tự giới hạn và kéo dài dưới sáu tuần. Vì tính chất đặc trưng của bệnh nên việc chẩn đoán bệnh mề đay chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh của bệnh nhân, với biểu hiện lâm sàng là tổn thương da và ngứa. Điều quan trọng là nhận biết các yếu tố khởi phát và dị ứng có thể xảy ra trong bệnh mề đay cấp tính.

mày đay
Mày đay là một bệnh da liễu với nhiều phân nhóm

Mề đay mãn tính:

Đây là tình trạng kéo dài và tái phát trong hơn 6 tuần. Xác định nguyên nhân là quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị. Các biểu hiện trên da của nổi mề đay hậu Covid đã được quan sát thấy ở một số bệnh nhân mắc COVID-19, với các đặc điểm khác nhau, từ phát ban phỏng nước đến mày đay lan rộng.

Trước đại dịch COVID-19, giai đoạn sau khi bị nhiễm trùng do virus toàn phát là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh mề đay cấp tính và mãn tính. Vì COVID-19 là một bệnh do vi rút nên các bác sĩ da liễu đã cho rằng nổi mày đay hậu covid tương tự như các chủng vi rút đã biết, chẳng hạn như bệnh sởi, cytomegalovirus (CMV) hoặc herpes simplex (HSV). Đồng thời, cũng cần phải thống nhất rằng các tổn thương da như mày đay hậu COVID-19 không phải là yếu tố nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 tiếp theo.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

2. Cách điều trị nổi mày đay hậu Covid như thế nào?

Các bác sĩ da liễu đã đưa ra những hướng dẫn điều trị nổi mề đay hậu covid theo từng bước. Đặc biệt, tương tự như phát ban thông thường, thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai được khuyến cáo là phương pháp điều trị đầu tiên khi thấy da nổi mẩn hậu COVID-19 xuất hiện.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với liều tiêu chuẩn của thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai sau 2 đến 4 tuần, hoặc sớm hơn, khuyến cáo tăng gấp bốn lần liều lượng thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai.

Thứ hai, omalizumab được khuyên dùng như một loại thuốc bổ trợ cho liệu pháp kháng histamine thế hệ thứ hai tương tự như tác nhân hàng thứ ba ở những bệnh nhân không kiểm soát được sau 2–4 tuần hoặc sớm hơn.

Bước thứ tư, việc bổ sung cyclosporine vào thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai được khuyến cáo ở những bệnh nhân không được kiểm soát với omalizumab trong 6 tháng hoặc sớm hơn hoặc những người phát triển các triệu chứng không thể dung nạp được.

Tuy nhiên, nếu thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai có thể mua ngoài quầy thuốc, thì bước thứ ba với omalizumab và bước thứ tư với cyclosporine phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần chú ý giữ vệ sinh da tốt, tắm rửa thay quần áo thường xuyên, cắt ngắn móng tay, sát trùng nhanh chóng khi tiếp xúc với da để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.

3. Các thuốc điều trị nổi mày đay hậu COVID-19

3.1. Thuốc kháng histamin trong điều trị mày đay

Thuốc kháng histamine H1 là một trong những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh dị ứng. Các nguyên tắc lựa chọn thuốc kháng histamine tương tự như đối với bệnh nhân bị phát ban hoặc nổi mề đay sau Covid.

Ngoài ra, có một số thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai trên thị trường. Việc lựa chọn thuốc tốt nhất phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả hiệu quả và độ an toàn, đặc biệt là tác động gây suy giảm chức năng vận động và an thần của thế hệ thứ nhất.

Ví dụ về thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai bao gồm cetirizine, loratadine, desloratadine, levocetirizine, rupatadine, fexofenadine và bilastine. Tất cả các loại thuốc này được uống một lần một ngày và không gây buồn ngủ nhiều do tác dụng an thần.

Có thể bạn muốn biết: Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi?

3.2. Omalizumab

Vai trò của immunoglobulin (Ig) E trong bệnh dị ứng đã được biết rõ, đặc biệt là đối với nổi mày đay sau Covid. Hiện tại, omalizumab là một phương pháp sử dụng kháng thể đơn dòng kháng IgE được nhân bản hóa làm giảm đáng kể mức IgE tự do trong tuần hoàn.

Do đó, sử dụng omalizumab sẽ giúp làm giảm các triệu chứng nổi mề đay sau COVID-19 gây ra các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng và giúp giảm nhu cầu sử dụng các loại thuốc khác.

mày đay hậu covid
Immunoglobulin (Ig) E có vai trò rất lớn trong điều trị dị ứng

Ngoài ra, ưu điểm của omalizumab là nó không có biến chứng hoặc tác dụng phụ liên quan đến hệ miễn dịch, ngay cả khi sử dụng lâu dài.

3.3. Thuốc ức chế miễn dịch

Hiện tại, không có bằng chứng trực tiếp từ các thử nghiệm về các chất ức chế miễn dịch đối với bệnh mề đay mãn tính trong bối cảnh của COVID-19. Tuy nhiên, có một số tài liệu về vai trò của liệu pháp ức chế miễn dịch trong các tình huống nguy cấp. Do đó, thuốc ức chế miễn dịch nên được sử dụng một cách thận trọng. Đây chỉ là biện pháp cuối cùng khi điều trị mày đay mãn tính sau COVID-19.

Methotrexate, mycophenolate mofetil, và cyclosporine là một số tác nhân ức chế miễn dịch được sử dụng trong trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Trong những trường hợp này, nên sử dụng liều thuốc ức chế miễn dịch thấp nhất có thể để tránh hoặc giảm thiểu tác dụng phụ. Đồng thời, trong quá trình điều trị, người bệnh cần được cách ly nghiêm ngặt, tránh nơi đông người, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Việc điều trị nổi mày đay hậu Covid có thể vẫn còn khó khăn. Vì cơ chế bệnh sinh chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, dựa trên giả thuyết nổi mề đay sau virus đã biết, các biện pháp điều trị mề đay sau COVID-19 đã được áp dụng với hiệu quả cao. Tuy nhiên, mọi người vẫn cần chủ động phòng tránh lây nhiễm bệnh, phòng ngừa các di chứng ở nhiều hệ cơ quan khác.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi mày đay hậu covid. Bài viết mang tính chất tham khảo không thay thế cho chẩn đoán và điều trị. Hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *