Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Nếu không được điều trị, bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, suy thận… Biết được bệnh thủy đậu dễ lây nhất khi nào sẽ giúp chúng ta chủ động phòng tránh bệnh.
Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia.
1. Bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm qua con đường nào?
Thủy đậu là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em và người lớn. Bệnh do vi rút varicella-zoster gây ra. Các tổn thương dạng mụn nước được hình thành trên da. Bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác theo một số con đường. Vậy bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?
Virus varicella-zoster có thể lây lan qua đường hô hấp, ví dụ: nói chuyện, hắt hơi, ho. Virus này lây lan vào không khí qua nước mũi hoặc nước bọt của người bệnh. Nguy cơ lây nhiễm cao nếu người lành hít phải. Bệnh lây lan nhanh nên dễ bùng phát thành dịch.
2. Các giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu
Để biết bệnh thủy đậu dễ lây nhất khi nào và cách phòng tránh, trước tiên bạn cần hiểu được tiến triển của bệnh như thế nào. Bệnh thủy đậu có 3 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn thứ nhất:
Trong giai đoạn này, người bệnh gặp phải các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau họng. Sau khoảng 10-15 ngày, bệnh nhân nổi hạch sau tai và sốt cao.
Giai đoạn thứ hai:
Ở giai đoạn 2, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Sau khoảng 1 – 2 ngày sẽ chuyển thành mụn mủ có bọng nước. Các mụn nước sẽ nhanh chóng lan ra khắp người, các mụn nước trong, rát, vỡ ra, chảy nước màu đục và đóng vảy.
Đây là giai đoạn khó chịu nhất của bệnh thủy đậu. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bạn gãi khiến mụn nước vỡ ra, mụn nước có thể mọc nhiều hơn và lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.
Các nốt này có thể đóng vảy và để lại sẹo thủy đậu. Đây cũng là thời điểm người bệnh dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm nếu cơ thể không có sức đề kháng tốt và điều trị đúng cách.
Giai đoạn thứ ba:
Ở giai đoạn này, các mụn nước vỡ ra sẽ đóng vảy. Nếu bệnh nhân không có biến chứng thì cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục. Sau 1 đến 2 tuần, bệnh nhân hồi phục, cơn đau họng biến mất, cơ thể đỡ mệt mỏi, hạ sốt. Các mụn nước sẽ đóng vảy và bong ra nhanh chóng để tạo thành sẹo.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
3. Thủy đậu dễ lây nhất khi nào?
Để ngăn ngừa bệnh thủy đậu lây lan thành dịch, bạn cần chủ động trong giai đoạn lây nhiễm. Vậy bệnh thủy đậu dễ lây nhất khi nào? Bệnh ở giai đoạn nào cũng rất dễ lây lan. Đặc biệt:
Bệnh thủy đậu lây do tiếp xúc thông thường
Các mụn nước có chứa vi rút thủy đậu. Khi mụn nước vỡ ra rất dễ lây cho người khác hoặc lây sang vùng da chưa nhiễm bệnh. Vì vậy, người bệnh và những người xung quanh không được chạm vào các nốt mụn nước. Khi dùng thuốc, nhớ dùng tăm bông để tránh lây nhiễm cho người khác khi tiếp xúc bằng tay.
Bệnh nhân sẽ phải dùng riêng các vật dụng và đồ dùng trong nhà cho đến khi bình phục. Người lành không bao giờ dùng chung đồ với người bệnh. Vì dịch từ các mụn nước có thể thấm vào đồ dùng cá nhân, quần áo và dễ lây sang người khác.
Bệnh thủy đậu lây lan qua đường hô hấp
Một trong những con đường lây lan bệnh thủy đậu nhanh chóng là qua đường hô hấp. Nước bọt của người bệnh có chứa vi rút gây bệnh. Do đó, các giọt nước bọt có thể dễ dàng bắn vào không khí khi trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi.
Khi người bình thường hít phải hoặc tiếp xúc thường xuyên, nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Đặc biệt là khi điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ em. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế, cho bệnh nhân sống cách ly cho đến khi khỏi bệnh.
Bệnh thủy đậu lây lan ngay cả khi các nốt mụn đóng vảy
Khi các mụn nước đã đóng vảy, người bệnh và những người xung quanh thường chủ quan và cho rằng bệnh sẽ không lây lan. Chính vì sự chủ quan này mà nhiều người lành nhiễm virus thủy đậu từ nốt mụn chưa khỏi hẳn. Khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng cơ thể kém sẽ phát bệnh ngay ra toàn thân.
Trẻ nhỏ là nguyên nhân lây truyền thủy đậu nhiều nhất
Trẻ em có sức đề kháng kém hơn người lớn. Do đó có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao hơn. Ngoài ra, trẻ nhỏ là nguyên nhân lây truyền bệnh thủy đậu phổ biến nhất. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ là đối tượng hiếu động, thường xuyên tiếp xúc với những người xung quanh thiếu kiềm chế. Ngoài ra, người lớn thường ôm và hôn trẻ em nên có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn.
Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời như: viêm não, viêm phổi, viêm cầu thận cấp, suy thận, viêm màng não, viêm thanh quản, viêm tai giữa, nhất là ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu thì khả năng con sinh ra bị mắc bệnh thủy đậu là rất cao. Cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất là tiêm phòng đầy đủ.
Hy vọng với những chia sẻ này các bạn hiểu hơn về thủy đậu dễ lây nhất khi nào để phòng tránh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc có thể để lại bình luận phía dưới để được chúng tôi giải đáp.
Những bài viết được nhiều người quan tâm
- Làm thế nào để loại bỏ mụn đầu đen?
- Rụng tóc bất thường – nguyên nhân và cách khắc phục
- 5 sai lầm trong hỗ trợ điều trị rạn da ai ai cũng mắc phải